BÁO CÁO CA BỆNH: NẤM DA DO TRICHOPHYTON INDOTINEAE ĐẦU TIÊN TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Minh Quyền1, Nguyễn Thị Như Quỳnh1, Đỗ Ngọc Hoàng1, Lê Quốc Tuấn1, Lê Trần Anh1, Nguyễn Thị Thanh Bình2, Đỗ Ngọc Ánh1,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh nấm da là bệnh da liễu thường gặp, gây ra bởi các loài nấm thuộc ba giống Trichophyton, EpidermophytonMicrosporum. Trichophyton (T.) indotineae là loài nấm da mới được đặt tên, có tỷ lệ kháng terbinafine cao, đã được báo cáo ở nhiều nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo ca bệnh nấm da do T. indotineae đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam ở một phụ nữ 39 tuổi tới khám tại Bệnh viện Quân y 103. Người bệnh có tổn thương da đặc trưng, xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy vảy da cho kết quả dương tính với nấm da, chủng nấm sau khi phân lập được giải trình tự xác định là T. indotineae dựa vào chỉ thị gen ITS1-5.8S-ITS2. Người bệnh sau đó được điều trị thành công bằng phác đồ kết hợp itraconazole đường uống và ketoconazole bôi tại chỗ. Qua ca bệnh này có thể thấy bên cạnh việc kết hợp lâm sàng với xét nghiệm hình thái để chẩn đoán bệnh nấm da, việc ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử để phát hiện chính xác căn nguyên gây bệnh là rất cần thiết để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp và bổ sung thông tin dịch tễ của các loài nấm mới ở Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Havlickova B, Czaika VA, Friedrich M. Epidemiological trends in skin mycoses worldwide. Mycoses. 2008; 51(s4):2-15.
2. Võ Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Huyền Sương, Vũ Văn Thái, Đinh Thị Thanh Mai, Trịnh Văn Khương, Đỗ Thị Huỳnh. Thực trạng bệnh nấm da của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện da liễu tỉnh Thái Bình. Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2022:304-311.
3. Frías-De-León MG, Martínez-Herrera E, Atoche-Diéguez CE, et al. Molecular identification of isolates of the Trichophyton mentagrophytes complex. International Journal of Medical Sciences. 2020; 17(1):45-52.
4. Kumar P, Ramachandran S, Das S, Bhattacharya SN, Taneja B. Insights into changing dermatophyte spectrum in India through analysis of cumulative 161,245 cases between 1939 and 2021. Mycopathologia. 2023; 188(3):183-202.
5. Nenoff P, Uhrlaß S, Verma SB, Panda S. Trichophyton mentagrophytes ITS genotype VIII and Trichophyton indotineae: A terminological maze, or is it? Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology. 2022; 88:586-589.
6. Ngô Thị Minh Châu, Tôn Nữ Phương Anh, Lê Chí Cao, Hà Thị Ngọc Thúy, Đỗ Thị Bích Thảo, Trần Thị Giang. First detection of Trichophyton indotineae causing tinea corporis in Central Vietnam. Medical mycology case reports. 2022; 36:37-41.
7. Ebert A, Monod M, Salamin K, et al. Alarming India-wide phenomenon of antifungal resistance in dermatophytes: A multicentre study. Mycoses. 2020; 63(7):717-728.
8. Verma SB, Panda S, Nenoff P, et al. The unprecedented epidemic-like scenario of dermatophytosis in India: I. Epidemiology, risk factors and clinical features. Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology. 2021; 87(2):154-175.
9. Tang C, Ahmed SA, Deng S, et al. Detection of emerging genotypes in Trichophyton mentagrophytes species complex: A proposal for handling biodiversity in dermatophytes. Frontiers in Microbiology. 2022;13.
10. Kano R, Kimura U, Kakurai M, et al. Trichophyton indotineae sp. nov.: A new highly terbinafine-resistant anthropophilic dermatophyte species. Mycopathologia. 2020; 185(6):947-958.