Đăng nhập hoặc Đăng kí để gửi bài báo.

Là một phần của quá trình gửi, các tác giả được yêu cầu kiểm tra việc tuân thủ tất cả các mục sau của bài nộp của họ và các bài nộp có thể được trả lại cho những tác giả không tuân thủ các nguyên tắc này.

  •  

    Các công trình gửi đăng trên Tạp chí Y - Dược học quân sự phải là bản thảo đăng nguyên vẹn lần đầu và chưa từng được đăng ở bất kỳ tạp chí hoặc cơ sở dữ liệu có thể tiếp cận công khai nào.

  •  

    Bản thảo được soạn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh sử dụng phần mềm Microsoft Word (đuôi file là .doc hoặc .docx), đúng ngữ pháp, không có lỗi chính tả. Định dạng trang A4 (< 10 trang), kiểu chữ  Times New Roman, cỡ chữ  13 (hệ font Unicode), khoảng cách dòng 1,5, cách lề theo chuẩn A4. Bản thảo phải đánh số trang rõ ràng, số trang căn giữa.

  •  

    Các thuật ngữ tiếng Việt thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. Danh từ tiếng Việt nếu được dịch từ tiếng nước ngoài phải được viết kèm theo từ nguyên gốc. Hạn chế sử dụng các chữ viết tắt. Trong trường hợp không tránh khỏi phải viết tắt thì phải có phần chú thích cho lần sử dụng chữ viết tắt đầu tiên trong bài.

  •  

    Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đã được nêu trong Thể lệ gửi bài

I. YÊU CẦU CHUNG
1. Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong một số.
2. Thông tin về nhóm tác giả bài báo cần được trình bày và được gửi cùng bản thảo (đề nghị cung cấp đầy đủ địa chỉ email của từng thành viên trong nhóm tác giả). Tác giả chịu trách nhiệm chính hoặc đồng tác giả bài báo trực tiếp đăng ký tài khoản và nộp bài qua website của Tạp chí YDHQS.
3. Mỗi bài viết không quá 5 bảng, biểu đồ, hình ảnh. Các hình ảnh trình bày dưới định dạng khác (.jpg, .pdf, vv) được gửi dưới dạng file gốc kèm theo phần chú thích. Các bảng, biểu đồ, hình ảnh chú thích hình được trình bày vào đúng vị trí trong nội dung của bản thảo và đánh số theo thứ tự xuất hiện trong bài.
4. Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số thứ tự xuất hiện trong nội dung bài, không theo tên tác giả và năm. Tài liệu trích dẫn đánh số và trình bày theo quy định AMA (tham khảo ở: https://libguides.usc.edu/ld.php?content_id=49818556). Không sử dụng các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo như Endnote, Zotero…
Đối với tên tác giả Việt Nam cần ghi đầy đủ và nguyên tên họ.
5. Cuối bài phải có phần cảm ơn nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian và/hoặc được các cá nhân, tổ chức hỗ trợ, tài trợ nghiên cứu.

* Lưu ý: Khi nộp bài trên tòa soạn, cần điền đầy đủ tất cả tên và thông tin của từng tác giả ở Bước 3: Nhập siêu dữ liệu.

II. MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ VỚI TỪNG DẠNG BÀI BÁO KHOA HỌC
1. Bài báo nghiên cứu gốc (original research)
1.1. Trình tự các mục trong bài: theo chuẩn IMRAD
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objectives)
– Phương pháp nghiên cứu (Methods)
– Kết quả (Results)
– Bàn luận (Discussion), có thể kết hợp với phần kết quả
– Kết luận (Conclusion)
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
1.2. Cách viết cụ thể
a) Tiêu đề: chữ in hoa, viết trên trang đầu của bài báo, thường ở trung tâm, không gạch chân hoặc viết nghiêng, không viết tắt, không đặt tựa đề mơ hồ, cần có yếu tố mới, có liên quan từ khóa quan trọng sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, không dài quá 20 từ.
b) Tác giả:
- Thứ tự tác giả: sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. Tác giả liên hệ được chú thích thêm bằng dấu (*). Phần ghi chú (*): tác giả liên hệ, ghi rõ địa chỉ, email (phần này đặt ở chân trang đầu của bài báo).
- Đơn vị công tác: đánh số thứ tự đơn vị công tác theo thứ tự sắp xếp tác giả, một tác giả có thể ghi danh ≥ 2 đơn vị/bài báo.
c) Tóm tắt: Bao gồm tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh theo các tiêu đề sau đây: Giới thiệu chung và mục tiêu (Background & Objectives); phương pháp thực hiện (Methods); kết quả nghiên cứu (Results); kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm tắt khoảng 250 từ.
d) Từ khóa: Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh. Gồm 3- 6 từ khóa về chủ đề chính, dễ tìm kiếm.
e) Nội dung chính bài báo
* Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
* Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Phần này bao gồm 3 phần chính như sau:
- Đối tượng (nhóm đối tượng, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ).
- Phương pháp (bao gồm thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, nội dung/chỉ số nghiên cứu, quy trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu).
- Đạo đức nghiên cứu (nêu rõ các khía cạnh và cách thức đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu. Nếu nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học phê duyệt, phải ghi rõ số và ngày của giấy chấp thuận đạo đức nghiên cứu).
* Kết quả nghiên cứu
Hình và bảng biểu được trình bày trực tiếp trong phần này, trình bày hợp lý, bao gồm tiêu đề và phần chú thích ngắn gọn bên dưới. Các hình và bảng biểu đánh số liên tiếp bắt đầu từ số 1 theo thứ tự xuất hiện, trình bày rõ ràng với các phần nhận xét, chú thích ngắn gọn bên dưới. Bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Không nên trình bày những bảng biểu, biểu đồ quá đơn giản nếu có thể diễn tả bằng từ ngữ hoặc quá nhiều hàng và cột khó trình bày trong khuôn khổ kích cỡ trang của Tạp chí. Tổng số hình, bảng biểu tối thiểu là 3 và không nên quá 5.
* Bàn luận: Bàn luận theo kết quả và câu hỏi/mục tiêu đề ra. Trình bày theo đoạn văn, không chia đề mục. Chỉ bàn luận những lý giải liên quan đến kết quả thu được. Không nhắc lại tên bảng biểu và kết quả nghiên cứu.
* Kết luận: Viết ngắn gọn, nêu những phát hiện chính rút ra từ kết quả nghiên cứu theo mục tiêu, không nên liệt kê lại các kết quả nghiên cứu.
* Lời cảm ơn: cảm ơn các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã tài trợ và cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng họ không đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả. Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia. Tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vấn đề xung đột lợi ích trong nghiên cứu (nếu có).
* Tài liệu tham khảo sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, cập nhật để chứng minh luận điểm trong đặt vấn đề, phương pháp và bàn luận. Lưu ý chỉ sử dụng tài liệu thực sự đọc và độ dài của danh mục tài liệu tham khảo không quá 10 tài liệu.

Mẫu bài báo nghiên cứu gốc tải tại đây: Mẫu bài báo nghiên cứu gốc

2. Bài báo ca bệnh (case report)
2.1. Trình tự các mục trong bài
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction)
– Giới thiệu ca bệnh (Case presentation)
– Bàn luận (Discussion)
– Kết luận (Conclusion)
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
2.2. Hướng dẫn trình bày cụ thể
a) Tiêu đề: chữ in hoa, ngắn gọn, tối đa 20 từ nhưng thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt
b) Tác giả:
- Thứ tự tác giả: sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. Tác giả liên hệ được chú thích thêm bằng dấu (*). Phần ghi chú (*): tác giả liên hệ, ghi rõ địa chỉ, email (phần này đặt ở chân trang đầu của bài báo).
- Đơn vị công tác: đánh số thứ tự đơn vị công tác theo thứ tự sắp xếp tác giả, một tác giả có thể ghi danh ≥ 2 đơn vị/bài báo.
c) Tóm tắt: cần thể hiện bối cảnh phát hiện trường hợp, giới thiệu sơ lược quá trình phát hiện, chẩn đoán, xử trí và kết quả điều trị của trường hợp bệnh. Tóm tắt được trình bày bằng một đoạn văn và không quá 200 từ.
d) Từ khoá: thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, tối đa 6 từ hoặc cụm từ.
e) Nội dung bài báo
* Đặt vấn đề: giới thiệu để độc giả hiểu rõ bối cảnh xã hội và bối cảnh lịch sử của ca bệnh, giúp độc giả biết rõ được lợi ích khi đọc được thông tin của ca bệnh.
* Giới thiệu ca bệnh: mô tả hoàn cảnh phát hiện ca bệnh, kế hoạch, quy trình quản lý và điều trị; kết quả điều trị. Bảng, biểu đồ, hình ảnh theo hướng dẫn trình bày bản thảo bài báo nghiên cứu gốc.
* Bàn luận: Trình bày những lý giải về hoàn cảnh phát sinh ca bệnh và kết quả thu được. So sánh với tổng hợp y văn trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến ca bệnh.
* Kết luận: cần nêu rõ ràng kết luận chính rút ra từ ca bệnh, giải thích rõ tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng, đóng góp cho y học và tiền đề cho những nghiên cứu/tiến bộ y học trong tương lai.
* Lời cảm ơn (nếu có): Tác giả nêu rõ cơ quan tài trợ nghiên cứu (nếu có) và cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. Tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vấn đề xung đột lợi ích trong nghiên cứu (nếu có).
* Tài liệu tham khảo: Theo hướng dẫn trình bày bản thảo bài báo nghiên cứu gốc

Mẫu bài báo case report tải tại đây: Mẫu bài báo case report

3. Bài báo Tổng quan (Literature review)
3.1. Trình tự các mục trong bài
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction)
– Nội dung tổng quan (Literature review)
– Kết luận (Conclusion)
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
3.2. Hướng dẫn trình bày cụ thể
a) Tiêu đề: chữ in hoa, ngắn gọn, tối đa 20 từ nhưng thể hiện được nội dung chính của bài báo, tránh từ viết tắt
b) Tác giả:
- Thứ tự tác giả: sắp xếp theo mức độ đóng góp từ nhiều đến ít, cách nhau bằng dấu phẩy. Tác giả đứng đầu tiên và tác giả liên hệ được mặc định là tác giả chính. Tác giả liên hệ được chú thích thêm bằng dấu (*). Phần ghi chú (*): tác giả liên hệ, ghi rõ địa chỉ, email (phần này đặt ở chân trang đầu của bài báo).
- Đơn vị công tác: đánh số thứ tự đơn vị công tác theo thứ tự sắp xếp tác giả, một tác giả có thể ghi danh ≥ 2 đơn vị/bài báo.
c) Tóm tắt: Nêu khái quát chủ đề tổng quan, mục đích của bài viết và cách thu thập xử lý tài liệu tham khảo, triển vọng nghiên cứu và kết luận. Tóm tắt được trình bày trong một đoạn văn không quá 200 từ.
d) Từ khoá: thể hiện được vấn đề chính mà nghiên cứu đề cập đến, tối đa 6 từ hoặc cụm từ.
e) Nội dung bài Tổng quan
* Đặt vấn đề: Nêu rõ vấn đề tổng quan và lý do dẫn đến việc tổng quan chủ đề nghiên cứu, ý nghĩa của việc tổng quan chủ đề nghiên cứu, quan điểm và cách tiếp cận của tác giả khi tổng quan vấn đề.
* Nội dung tổng quan:
- Có thể phân thành các tiểu mục tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả, cần có những nhận định chỉ ra xu hướng nghiên cứu trong tương lai của chủ đề đã tổng quan. Tác giả cần chú ý việc ưu tiên những tài liệu được công bố trong thời gian gần nhất so với thời điểm viết bài tổng quan.
- Bảng, biểu đồ, hình ảnh theo hướng dẫn trình bày bản thảo bài báo nghiên cứu gốc.
* Kết luận: Nêu rõ bài tổng quan đã cung cấp được những thông tin gì, có đạt được mục tiêu đề ra của bài tổng quan không và trình bày triển vọng nghiên cứu tiếp theo của chủ đề đó.
* Lời cảm ơn (nếu có)
- Tác giả trình bày lời cảm ơn đối với cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ và giúp đỡ thực hiện bài tổng quan.
- Tác giả nêu rõ cơ quan tài trợ nghiên cứu (nếu có) và cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. Tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vấn đề xung đột lợi ích trong nghiên cứu (nếu có).
* Tài liệu tham khảo: Theo hướng dẫn trình bày bản thảo bài báo nghiên cứu gốc

Mẫu bài báo tổng quan tải tại đây: Mẫu bài báo tổng quan

III. THÔNG TIN LIÊN HỆ

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - HỌC VIỆN QUÂN Y

SỐ 160 ĐƯỜNG PHÙNG HƯNG, HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI .
ĐIỆN THOẠI: 069.566.520; EMAIL: tcydhqs@vmmu.edu.vn