KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC LỚN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT HỚT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN 19-8, BỘ CÔNG AN

Nguyễn Việt Dũng1, , Cao Hồng Phúc2, Dương Hồng Thái3
1 Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an
2 Khoa Y học quân binh chủng, Học viện Quân y
3 Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và yếu tố liên quan đến kết quả cắt polyp đại trực tràng (ĐTT) kích thước lớn bằng phương pháp EMR. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 54 polyp ĐTT kích thước lớn của 45 bệnh nhân (BN) điều trị tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an. Phân loại nội soi theo Paris và JNET, phân loại mô bệnh học theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đánh giá kết quả, tính an toàn của kỹ thuật EMR tại thời điểm nằm viện và sau 3 tháng. Kết quả: Tỷ lệ chảy máu là 13%, không có trường hợp nào thủng ĐTT hoặc hội chứng sau cắt. Kết quả điều trị tốt đạt 68,5%, gặp nhiều hơn với các polyp đại tràng Sigma, kích thước từ 20 - < 30mm, hình thái 0-Isp, JNET 2A và loạn sản độ thấp. Kết luận: EMR là phương pháp an toàn, có hiệu quả trong điều trị polyp ĐTT kích thước lớn tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an. Vị trí, kích thước, hình ảnh đại thể, mô bệnh học polyp ảnh hưởng kết quả cắt polyp ĐTT kích thước lớn bằng phương pháp EMR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quách Trọng Đức, Nguyễn Thúy Oanh. Nghiên cứu phân bố polyp tuyến đại - trực tràng theo vị trí và kích thước của polyp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007; 17(4):242-247.
2. Thái Thị Hồng Nhung, Trịnh Đăng Khoa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đánh giá kết quả cắt đốt polyp đại trực tràng qua nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019: 22-25.
3. Ferlitsch M, Moss A, Hassan C, et al. Colorectal polypectomy and endoscopic mucosal resection (EMR): European society of gastrointestinal endoscopy (ESGE) clinical guideline. Endoscopy. 2017; 49(3):270-297.
4. Fyock CJ and Draganov PV. Colonoscopic polypectomy and associated techniques. World J Gastroenterol. 2010; 16(29):3630-3637.
5. Đỗ Thị Oanh. Đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polyp đại trực tràng qua nội soi bằng máy cắt đốt cao tần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. 2017.
6. Nguyễn Tạ Quyết, Lê Quang Nhân. Kết quả sớm kỹ thuật cắt niêm mạc điều trị Polyp không cuống đại trục tràng qua nội soi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Mính. 2015; 19(5):18-21.
7. Asadzadeh Aghdaei, H, Nazemalhosseini Mojarad E, et al. Polyp detection rate and pathological features in patients undergoing a comprehensive colonoscopy screening. World J Gastrointest Pathophysiol. 2017; 8(1):3-10.
8. Park, DH, Kim HS, Kim WH, et al. Clinicopathologic characteristics and malignant potential of colorectal flat neoplasia compared with that of polypoid neoplasia. Dis Colon Rectum. 2008; 51(1):43-9.
9. Santos CE, Malaman D and Pereira-Lima JC. Endoscopic mucosal resection in colorectal lesion: A safe and effective procedure even in lesions larger than 2 cm and in carcinomas. Arq Gastroenterol. 2011; 48(4):242-7.
10. Moss A, Williams SJ, Hourigan LF, et al. Long-term adenoma recurrence following wide-field endoscopic mucosal resection (WF-EMR) for advanced colonic mucosal neoplasia is infrequent: Results and risk factors in 1000 cases from the Australian Colonic EMR (ACE) study. Gut. 2015; 64(1):57-65.
11. Saito Y, Uraoka T, Yamaguchi Y, et al. A prospective, multicenter study of 1111 colorectal endoscopic submucosal dissections (with video). Gastrointest Endosc. 2010; 72(6):
1217-1225.
12. Participants PW. The Paris endoscopic classification of superficial neoplastic lesions: Esophagus, stomach, and colon. Gastrointestinal Endoscopy. 2022:58.
13. Nagtegaal ID, Odze RD, Klimstra D, et al. The 2019 WHO classification of tumours of the digestive system. Histopathology. 2020; 76(2):182.