ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA TỶ LỆ NEUTROPHIL/LYMPHOCYTE Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG CÓ GÃY XƯƠNG ĐÙI

Nguyễn Trung Kiên 1, Nguyễn Quang Huy1, Trần Quốc Việt2, Lê Đăng Mạnh 1, Nguyễn Đắc Khôi1, Phạm Văn Công1,
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định giá trị tiên lượng tử vong của tỷ lệ neutrophil/lymphocyte (NLR) ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 44 BN đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2020 - 3/2023. Đánh giá ý thức theo thang điểm Glasgow, độ nặng tổn thương theo thang điểm ISS. Tính NLR thời điểm nhập viện. Kết quả: BN đa chấn thương chủ yếu là nam giới (81,82%) ở độ tuổi 23 - 61, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (86,36%). Điểm GCS nhập viện có giá trị cao hơn ở nhóm sống so với nhóm tử vong. Điểm ISS và NLR nhập viện có giá trị thấp hơn ở nhóm sống so với nhóm tử vong. Giá trị NLR thời điểm nhập viện có giá trị tiên lượng tử vong BN đa chấn thương mức độ vừa với p = 0,037 và AUC = 0,69, điểm cắt tại giá trị NLR T0 = 7,02 có độ nhạy Se = 0,667 và độ đặc hiệu Sp = 0,706. Kết luận: BN đa chấn thương phần lớn là nam giới, trong độ tuổi lao động, tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu. Giá trị NLR thời điểm nhập viện có ý nghĩa tiên lượng tử vong ở BN đa chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S Yousefzadeh-Chabok, M Hosseinpour, L Kouchakinejad- Eramsadati, et al. Comparison of revised trauma score, injury severity score and trauma and injury severity score for mortality prediction in elderly trauma patients. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2016; 22(6):536-540.
2. H Fouladseresht, S Bolandparvaz, HR Abbasi, et al. The neutrophil-to- lymphocyte ratio at the time of admission: A new prognostic indicator for hospital mortality of trauma patients. Iran J Allergy Asthma Immunol. 2021; 20(1):33-45.
3. HC Pape, R Lefering, N Butcher, et al. The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new 'Berlin definition'. J Trauma Acute Care Surg, 2014; 77(5):780-786.
4. Phạm Thị Ngọc Thảo, Tôn Thanh Trà, Lê Minh Khôi. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và một số kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân sốc chấn thương vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016.
5. A Sauaia, FA Moore, EE Moore, et al. Epidemiology of trauma deaths: A reassessment. J Trauma. 1995; 38(2):185-193.
6. W Chen, J Yang, B Li, et al. Neutrophil to lymphocyte ratio as a novel predictor of outcome in patients with severe traumatic brain injury. J Head Trauma Rehabil. 2018; 33(1):e53-e59.
7. Nguyễn Trường Giang. Nghiên cứu giá trị của bảng điểm RTS, ISS, NISS trong phân loại, tiên lượng và điều trị bệnh nhân đa chấn thương. Luận án Tiến sĩ Y học. 2007.
8. A Cap, BJ Hunt. The pathogenesis of traumatic coagulopathy. Anaesthesia. 2015; 70 Suppl 1:96-101, e32-e34.
9. Lamichhanep B, Shrestha S, Banskota B, et al. Serum Lactate: An indicator of morbidity and mortality in polytrauma and multi-trauma patients. Nepal Orthpaedic Association Journal 2011; 2(1):7-13.
10. SE Soulaiman, D Dopa, AT Raad, et al. Cohort retrospective study: The neutrophil to lymphocyte ratio as an independent predictor of outcomes at the presentation of the multi-trauma patient. Int J Emerg Med. 2020; 13(1):5.