NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NANO POLYMER CHỨA CURCUMIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHŨ HOÁ BỐC HƠI DUNG MÔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bào chế được hệ tiểu phân nano polymer curcumin. Phương pháp nghiên cứu: Bào chế nano polymer bằng nhũ hoá bốc hơi dung môi, rắn hoá bằng phun sấy và đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano polymer bằng các phương pháp hóa lý. Kết quả: Khảo sát xây dựng được công thức bào chế nano polymer curcumin gồm polymer là Eudragit RS 100 (tỷ lệ Eudragit/curcumin là 1/1 (kl/kl)); chất diện hoạt là Tween 80, nồng độ 2%; tỷ lệ pha nội/pha ngoại là 3/20 (tt/tt). Đã khảo sát lựa chọn được một số thông số quá quy trình là: tốc độ nhũ hóa 800 vòng/phút trong 5 phút; tốc độ đồng nhất 6000 vòng/phút trong 10 phút, thời gian bốc hơi dung môi 3 giờ. Hệ tiểu phân nano polymer được rắn hoá bằng phương pháp phun sấy thu được bột màu vàng, khô, tơi, đồng nhất, độ ẩm 2,38 ± 0,01%, hàm lượng curcumin 9,39 ± 0,1 mg/g. Sau khi tái phân tán lại trong nước cho kích thước tiểu phân (KTTP) là 102,4 ± 10,4 nm; chỉ số đa phân tán là 0,45 ± 0,04; thế zeta là 4,6 ± 0,34; độ hoà tan in vitro sau 10 phút của curcumin đạt 85,41% và độ tan của curcumin là 582,7 ± 21,9 µg/mL. Kết luận: Đã bào chế và đánh giá được một số đặc tính của hệ tiểu phân nano polymer curcumin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Curcumin, Curcuminnano polymer, Nhũ hoá bốc hơi dung môi
Tài liệu tham khảo
2. Dương Thị Hồng Ánh. Nghiên cứu hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của Curcumin dùng theo đường uống. Luận án tiến sỹ. Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 2017
3. Dương Thị Hồng Ánh và Nguyễn Thị Tuyết. Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano curcumin sử dụng β-cyclodextrin. Tạp chí Dược học. 2020; 60(5): 7-11.
4. Dương Thị Hồng Ánh và Nguyễn Xuân Đức. Bào chế nhũ tương nano curcumin bằng phương pháp đảo pha. Nghiên cứu Dược & Thông tin Thuốc. 2020; 11(1+2): 29-34.
5. Dương Thị Hồng Ánh và Phạm Thị Hằng. Nghiên cứu bào chế hệ nano chất mang lipid chứa curcumin. Tạp chí Dược học. 2018; 58(2): 59-63.
6. Mora-Huertas CE, Fessi H, and Elaissari A. Influence of process and formulation parameters on the formation of submicron particles by solvent displacement and emulsification - diffusion methods: Critical comparison. Advances in colloid and interface science. 2011; 163(2): 90-122.
7. Quintanar-Guerrero D, et al. Influence of stabilizing agents and preparative variables on the formation of poly (D, L-lactic acid) nanoparticles by an emulsification-diffusion technique. International Journal of Pharmaceutics. 1996; 143(2): 133-141.
8. Rachmawati H, et al. Curcumin-loaded PLA nanoparticles: Formulation and physical evaluation. Scientia Pharmaceutica. 2016; 84(1): 191-202.
9. Urošević M, et al. Curcumin: Biological activities and modern pharmaceutical forms. Antibiotics. 2022; 11(2): 135.
10. Wahlang B., Pawar Y. B., and Bansal A. K. "Identification of permeability-related hurdles in oral delivery of curcumin using the Caco-2 cell model", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics. 2011; 77(2): 275-282.