MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐỢT CẤP

Đào Ngọc Bằng1, , Tạ Bá Thắng1, Phạm Đức Minh2
1 Bộ môn - Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103
2 Bộ môn - Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các chỉ số BMI (body mass index), SGA (subjective global assessement), MNA (mini-nutrition assessment) và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease - COPD) đợt cấp tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 66 BN COPD đợt cấp, điều trị nội trú tại Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2020 - 5/2021. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 12,2/1, độ tuổi trung bình là 68,36 ± 8,61. BMI ở mức khá thấp (19,82 ± 2,91 kg/m2). Giá trị trung bình điểm SGA cao (35,25 ± 6,82) và điểm MNA thấp (17,12 ± 2,42). Chỉ số BMI, điểm MNA có tương quan nghịch với số lần đợt cấp nhập viện, điểm MRC (medical research council), PaCO2 và tương quan thuận với FVC sau test, FEV1 sau test (p < 0,05). Điểm SGA có mối tương quan thuận với số đợt cấp trong năm, số lần đợt cấp nhập viện, điểm MRC (p < 0,01) và PaCO2 (p < 0,05) tương quan nghịch với nồng độ Albumin, FVC và FEV1 sau test (p < 0,05). Kết luận: Chỉ số BMI, điểm MNA có tương quan nghịch với số lần đợt cấp nhập viện, điểm MRC, PaCO2 và tương quan thuận với FVC sau test, FEV1 sau test (p < 0,05). Điểm SGA có mối tương quan thuận với số đợt cấp trong năm, số lần đợt cấp nhập viện, điểm MRC (p < 0,01) và PaCO2 (p < 0,05), tương quan nghịch với nồng độ Albumin, FVC và FEV1 sau test (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global initiative for Chronic obstructive lung disease Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease 2020 report. 2020.
2. Raad S, Smith C, Allen K. Nutrition status and chronic obstructive pulmonary disease: Can we move beyond the body mass index? Nutrition in clinical practice. 2019; 34(3):330-339.
3. Cano NJ, Roth H, Court-Ortuné I, et al. Nutritional depletion in patients on long-term oxygen therapy and/or home mechanical ventilation. The European respiratory journal. 2002; 20(1):30-37.
4. Detsky AS, McLaughlin JR, Baker JP, et al. What is subjective global assessment of nutritional status? Journal of parenteral and enteral nutrition. 1987; 11(1):8-13.
5. Guigoz Y, Vellas B, Garry PJ. Assessing the nutritional status of the elderly: The Mini Nutritional Assessment as part of the geriatric evaluation. Nutrition reviews. 1996; 54(1 Pt 2):59-65.
6. Nguyễn Đức Long. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và nhận xét chế độ dinh dưỡng đang sử dụng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Hà nội. Hà Nội, 2014.
7. Nguyễn Thị Thảo. Đánh giá mức độ nặng và căn nguyên vi sinh của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội, 2018.
8. Gupta B, Kant S, Rachna M, et al. Nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients admitted in hospital with acute exacerbation. Journal of clinical medicine research. 2010; 2(2):68-74.
9. Chaudhary SC, Rao PK, Rao PK, et al. Assessment of nutritional status in chronic obstructive pulmonary disease patients. International Journal of Contemporary Medical Research. 2017; 4(1):268-271.
10. Yuceege MB, Salman SO, Duru S, et al. The evaluation of nutrition in male COPD patients using subjective global assesment and mini nutritional assessment. International Journal of Internal Medicine. 2013; 2(1):1-5.