NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VI SINH VẬT IN VITRO CỦA TINH DẦU TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CÙ ĐÈN CỬU LONG (Croton kongensis Gagnep.)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu phần trên mặt đất từ loài Cù đèn cửu long (Croton kongensis Gagnep.) thu hái tại tỉnh Hoà Bình. Phương pháp nghiên cứu: Tinh dầu phần trên mặt đất loài Cù đèn cửu long thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Nghiên cứu thành phần của tinh dầu phần trên mặt đất cây Cù đèn cửu long bằng phương pháp GC-MS và nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp vi pha loãng. Kết quả: Đã xác định được trong tinh dầu phần trên mặt đất loài Cù đèn cửu long có 56 thành phần, chiếm 98,65% tổng hàm lượng tinh dầu, trong đó thành phần chính là sabinen (32,69%), germacren B (9,39%), 2-isopropyl-5-methyl-(2E)-hexenal (7,52%) và β-elemenon (6,68%). Tinh dầu này có tác dụng kháng và diệt vi sinh vật trên S. aureus (cả 2 dòng MSSA và MRSA) và C. albicans nhưng không thể hiện tác dụng trên E. coli và P. aeruginosa ở nồng độ thử nghiệm cao nhất là 32 µL/mL. Kết luận: Tinh dầu phần trên mặt đất loài Cù đèn cửu long có thể là nguồn cung cấp hợp chất sabinen và là sản phẩm kháng khuẩn tự nhiên đầy hứa hẹn để sử dụng trong thực tiễn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cù đèn cửu long, Tinh dầu, Kháng vi sinh vật
Tài liệu tham khảo
2. Phan Minh Giang. Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của một số cây thuốc họ Euphorbiaceae. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. 2017; 45:51-55.
3. Nguyễn Nghĩa Thìn. Euphorbiaceae Juss. 1789 - Họ thầu dầu (Đại kích). Danh mục các loài Thực vật Việt Nam tập II. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2003; 573-665.
4. Lã Đình Mỡi, Châu Văn Minh, Lưu Đàm Cư và CS. Tài nguyên thực vật Việt Nam những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tập II. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. 2009; 9-20.
5. Lã Đình Mỡi, Dương Đức Huyến. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2-2004:3-13.
6. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2004; 199-200, 394-395, 550-551, 826.
7. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học. 2019:1217.
8. Le D Chac, Hoang V Chinh, Nguyen TM Hong, Bui B Thinh. Chemical constituents, antimicrobial activity and nitric oxide production inhibitory activity of essential oil from the leaves of Croton kongensis gagnep. Collected from two different locations in Vietnam. Journal of the Mexican Chemical Society. May 2024; 68(3): 412-424.
9. Tong Van Giang, Le Dinh Chac, Hoang Van Chinh, Bui Bao Thinh. Essential oil from the stems of Croton kongensis Gagnep.: Chemical composition, antimicrobial and anti-inflammatory activities. Journal of Essential Oil Bearing Plants. Oct 2023; 26(4):1018-1031.
10. DadCS Rezende, CD Oliveira, LR Batista, VRF Ferreira, et al. Bactericidal and antioxidant effects of essential oils from Satureja montana L., Myristica fragrans H. and Cymbopogon flexuosus. Letters in Applied Microbiology. 1 May 2022; 74(5):741-751.