CHẤT LƯỢNG HỒI TỈNH SAU GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFOL CHO THỦ THUẬT CHỌC HÚT NOÃN

Võ Văn Hiển1,2, , Trịnh Thế Sơn2,3, Bùi Minh Duẩn2,3
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y
2 Học viện Quân y
3 Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng hồi tỉnh sau gây mê tĩnh mạch bằng propofol cho thủ thuật chọc hút noãn để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, mô tả cắt ngang trên 50 người bệnh (NB) có chỉ định chọc hút noãn dưới gây mê toàn thân đường tĩnh mạch bằng propofol. Ghi lại diễn biến huyết động và hô hấp trong và sau gây mê, các mốc thời gian thoát mê, các biến chứng và tác dụng không mong muốn ở giai đoạn hồi tỉnh, đánh giá chất lượng hồi tỉnh ở NB bằng thang điểm QoR-40 (40-item quality of recovery questionnaire) và đánh giá các tiêu chí xuất viện tại thời điểm 4 giờ sau thực hiện thủ thuật. Kết quả: Thời gian tỉnh trở lại, thời gian tỉnh hoàn toàn lần lượt là 4,53 và 12,26 phút; không gặp các biến chứng và tác dụng không mong muốn trong quá trình gây mê và ở giai đoạn hồi tỉnh. Điểm QoR-40 và điểm đánh giá tiêu chuẩn ra viện trung bình của nhóm NB nghiên cứu lần lượt là 184,86/200 điểm và 14/14 điểm. Kết luận: Gây mê tĩnh mạch bằng propofol cho thủ thuật chọc hút noãn để thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm cho chất lượng hồi tỉnh tốt, không gặp các biến chứng và tác dụng không mong muốn do gây mê sau thực hiện thủ thuật. 100% NB đủ tiêu chuẩn xuất viện tại thời điểm 4 giờ sau thực hiện thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Myles PS, Hunt JO, Fletcher RN, et al. Development and psychometric testing of a quality of recovery score after general anesthesia and surgery in adults. Anesthesia & Analgesia. January 1999; 88(1):83-90. DOI: 10.1213/00000539-199901000-00016.
2. Paul F White, Dajun Song. New criteria for fast-tracking after outpatient anesthesia: A comparison with the modified Aldrete’s scoring system. Anesth Analg. 1999; 88:1069-7210
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Gây mê Hồi sức. 2016.
4. Wikland M, Evers H, Jacobsson AH, Sandqvist U, Sjoblom P. The concentration of lidocaine in follicular fluid when used for paracervical block in a human IVF-ET programme. Human Reproduction. 1990; 5:920-923. [PubMed] [Google Scholar] [Ref list].
5. Tsen L, Schultz R, Martin R, et al. Intrathecal low dose bupivacaine versus lidocaine for in vitro fertilization procedures. Reg Anesth Pain Med. 2000; 26:56-6. [PubMed] [Google Scholar] [Ref list].
6. Trịnh Xuân Trường, Hoàng Văn Chương, Nguyễn Ngọc Thạch và CS. Gây mê tĩnh mạch bằng propofol và fentanyl cho thủ thuật chọc hút noãn. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2015; 1:111-117.
7. Myles PS, Weitkamp B, Jones K, et al. Validity and reliability of a postoperative quality of recovery score: The QoR-40. British Journal of Anaesthesia. 2000; 84(1):11-15.
8. Se Hee Naa, Kyu Hee Jeongb, Dahae Eumb, et al. Patient quality of recovery on the day of surgery after propofol total intravenous anesthesia for vitrectomy A randomized controlled trial. Medicine. 2018; 97:40.
9. Vũ Hoàng Phương, Trần Thị Vân, Nguyễn Văn Chung. So sánh chất lượng hồi tỉnh sau mổ của Desflurane so với TCI propofol ở bệnh nhân gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật tán sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 532(2):227-230.
10. Imad T Awad, Frances Chung. Factors affecting recovery and discharge following ambulatory surgery [Les facteurs influençant la récupération et la sortie après une opération en chirurgie ambulatoire]. Can J Anesth. 2006; 53(9):858-872.
11. Leonard UE, Daniel, Joanna Serafin, et al. Discharge readiness after propofol with or without dexmedetomidine for colonoscopy a randomized controlled trial. Anesthesiology. 2019; 131:279-286
12. Valanne J. Recovery and discharge of patients after long propofol infusion vs. isoflurane anaesthesia for ambulatory surgery. Acta Anaesthesiol Scand. 1992 Aug; 36(6):530-533. DOI: 10.1111/j.1399-6576.1992.tb03513.x. PMID: 1514337.