KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TÁN SỎI THẬN QUA DA BẰNG ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

Nguyễn Quốc Đông1, , Vũ Thị Dịu2, Vương Danh Chính1, Nguyễn Đức Mạnh1, Nguyễn Thành Vinh1
1 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
2 Bệnh viện 198 - Bộ Công An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) sỏi thận được chỉ định tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (mini-percutaneous nephrolithotomy - Mini-PCNL) và đánh giá kết quả, một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Mini-PCNL tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 BN từ tháng 01/2022 - 6/2023. BN tham gia nghiên cứu đều được chẩn đoán xác định có sỏi thận và thực hiện Mini-PCNL. Dữ liệu về tình trạng bệnh lý sỏi thận, kết quả điều trị và các biến chứng trong và sau phẫu thuật được thu thập và phân tích. Kết quả: Thời gian chọc dò thành công là 100%, tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 90%. Thời gian hậu phẫu và kích thước sỏi có liên quan; thời gian phẫu thuật, tỷ lệ sạch sỏi có liên quan với vị trí sỏi. Kết luận: Sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, do đó việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật hiệu quả và an toàn là rất quan trọng. Phẫu thuật Mini-PCNL bước đầu thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã mang lại hiệu quả cao cho BN trong khu vực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas Hillier. Percutaneous nephrostomy. Urology. 1989; 33(4):346-350.
2. Hoàng Long và CS. Kết quả tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020; 134(10).
3. Hoàng Văn Thiện và CS. Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại bệnh viện trung ương thái nguyên. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023; 524(1A). https://doi.org/ 10.51298/vmj.v524i1A.4626.
4. Hoàng Long và CS. Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng đường hầm nhỏ bằng holmium laser tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016; 445(4):62-71.
5. Trần Quốc Hòa và CS. Kết quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở bệnh nhân có tiền sử mổ mở sỏi thận cùng bên. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2024; 534(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v534i1B.8314.
6. Lê Sĩ Trung. Phẫu thuật nội soi thận qua da. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2004:180-233.
7. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên Đức. Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phát. Tạp chí Y Dược học. 2016; 2(3):17-23.
8. Samad Zare. Feasibility of pure ultrasonography guided percutaneous nephrolithomy in flank position. Nephrourol Mon. 2017; 9(3): 481-487.
9. Yan song, Xiang, Yongsheng. Percutaneous nephrolithotomy guided solely by ultrasonography: A 5-year study of > 700 cases. BJU International. 2013; 112:965-971.