ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA THANG ĐIỂM SIC Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SIC (sepsis-induced coagulation) trong 7 ngày đầu ở bệnh nhân (BN) sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 108 BN được chẩn đoán SNK, điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Hồi sức cấp cứu, chống độc, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4/2021 - 3/2023. Kết quả: Tỷ lệ BN có tình trạng SIC tăng từ 63,0% lên 78,6% trong 3 ngày đầu, rồi giảm dần, thấp nhất ở ngày thứ 7 (56,3%). Có tổng cộng 84,3% BN có tình trạng SIC. Tại ngày thứ 1, 3, 5 và 7, điểm SIC ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p < 0,05), đồng thời, điểm SIC có giá trị tiên lượng tử vong lần lượt ở mức yếu, khá tốt và tốt với AUC: 0,620; 0,710; 0,751 và 0,826; p < 0,01. Nhóm có tình trạng SIC có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm không có SIC, với OR = 5,99 (95%CI: 1,8 - 19,9, p < 0,01). Kết luận: Tại ngày thứ 1, 3, 5 và 7, điểm SIC ở nhóm tử vong cao hơn so với nhóm sống, đồng thời, điểm SIC có giá trị tiên lượng tử vong lần lượt ở mức yếu, khá tốt và tốt. Tình trạng SIC là yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong ở BN SNK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn đông máu, Điểm SIC, Sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Duy Thành, Phan Thị Thanh Hoa, Đồng Phú Khiêm và cộng sự. Một số yếu tố liên quan với rối loạn đông máu ở bệnh nhân sepsis tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2019. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2021; 1(33):61-64.
3. Chen Y, Chen W, Ba F, et al. Prognostic accuracy of the different scoring systems for assessing coagulopathy in sepsis: A retrospective study. Clinical and applied thrombosis/ hemostasis: Official Journal of the International Academy of Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis. 2023; 29 (10760296231207630).
4. Jhang WK , Park SJ. Evaluation of sepsis-induced coagulopathy in critically Ill pediatric patients with septic shock. Thromb Haemost. 2021; 121(4):457-463.
5. Li J, Liu H, Wang N, et al. Persistent high sepsis-induced coagulopathy and sequential organ failure assessment scores can predict the 28-day mortality of patients with sepsis: A prospective study. BMC Infectious Diseases. 2024; 24(1):282.
6. Tanaka C, Tagami T, Kudo S, et al. Validation of sepsis-induced coagulopathy score in critically ill patients with septic shock: Post hoc analysis of a nationwide multicenter observational study in Japan. International Journal of Hematology. 2021; 114(2):164-171.
8. Iba T, H Levy J, Raj A, et al. Advance in the management of sepsis-induced coagulopathy and disseminated intravascular coagulation. Journal of Clinical Medicine. 2019.
9. Nguyễn Thanh Thủy, Phạm Kim Liên. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 498.
10. Lê Đình Nam, Trần Quốc Thắng, Nguyễn Đình Thích. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 354. Tạp chí Y học Quân sự. 2023; 365(365).