KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU, HUYẾT ÁP VÀ LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHỞI PHÁT SAU GHÉP THẬN

Vũ Thị Loan1, , Lê Việt Thắng2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiểm soát glucose máu, lipid máu và huyết áp ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường khởi phát sau ghép thận (new-onset diabetes mellitus after transplantation - NODAT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 BN được chẩn đoán NODAT; tuổi trung bình của BN là 46,59 ± 10,26, tỷ lệ nam:nữ là 2:1. Tất cả BN được định lượng glucose máu lúc đói, lipid máu và đo huyết áp. Kết quả: Có 86,44% BN kiểm soát glucose máu đạt mục tiêu, 70,34% đạt mục tiêu HbA1c. Tỷ lệ BN kiểm soát Cholesterol TP đạt mục tiêu là 57,6%, TG là 52,5%, LDL-C là 78,8%, HDL-C là 29,67%. Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu là 36,93%. Kiểm soát được cả 3 yếu tố HbA1c, LDL-C và huyết áp đạt mục tiêu điều trị là 8,5%. Kết luận: Kết quả kiểm soát glucose máu, lipid máu và huyết áp tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Thúy Tình. Thực trạng kiểm soát glucose máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 2022.
2. Lê Quang Toàn, Hoàng Thu Trang. Khảo sát thực trạng lựa chọn thuốc hạ glucose máu ở các bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam. 2022. 50:178-185. DOI:https://doi.org/ 10.47122/ vjde. 2021.50.21.
3. Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Khoa Diệu Vân. Thực trạng kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện gang thép Thái Nguyên. Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam. 2018:1 -13.
4. Phạm Vũ Thụy. Nghiên cứu nồng độ adiponectin, leptin huyết tương và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. 2023.
5. Kong DCC, Akbari A, Malcolm J, et al. Determinants of poor glycemie control in patients with kidney transplants: A single-center retrospective cohort study in Canada. Can J Kidney Health Dis. 2020; 7:2054358120922628.
6. Khunti K, Ceriello A, Cos X, De Block c. Achievement of guideline targets for blood pressure, lipid, and glycaemic control in type 2 diabetes: A meta-analysis. Diabetes Res Clin Tract. 2018 Mar; 137:137-148. DOI: 10.1016/j.diabres.2017.12.004.
7. Yang X, Liu Q, Fan Y, et al. Cardiovascular risk factor status in hospitalized patients with type 2 diabetes in China. Front Endocrinol (Lausanne). 2021 Jul 22; 12:664183. DOI: 10.3389/fendo.2021.664183. PMID: 34367063.
8. Sanyal D, Biswas M, Chaudhari N. Long-term efficacy and safety of anti-hyperglycaemic agents in new onset diabetes after transplant: Results from outpatient-based 1-year follow-up and a brief review of treatment options. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews. 2021; 15:13e19.
9. Safai N, Carstensen B, Vestergaard H, Ridderstrale M. Impact of a multifactorial treatment programme on clinical outcomes and cardiovascular risk estimates: A retrospective cohort study from a specialised diabetes centre in Denmark. BMJ Open. 2018 Mar 17; 8(3):eO19214. DOI: 10.1136/ bmjopen-2017-019214.
10. Chen R, Ji L, Chen L, et al. Glycemic control rate of T2DM outpatients in China: A multi-center survey. Med Sci Monit. 2015 May 19; 21:1440-1446. DOI: 10.12659/MSM. 892246.