GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU PREVEDELLO TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN CO GIẬT NỬA MẶT NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Nhật Quang1,2, Lê Thanh Dũng2,3, Nguyễn Duy Hùng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của dấu hiệu Prevedello trên chuỗi xung 3D T2W, 3D TOF của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán xung đột thần kinh mạch máu dây thần kinh mặt (VII). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán co giật nửa mặt nguyên phát được phẫu thuật vi giải ép thần kinh mạch máu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2022 - 01/2024. Dấu hiệu Prevedello được đánh giá trên CHT nhằm phân tích giá trị chẩn đoán xung đột mạch máu thần kinh mặt. Kết quả: Trong số 64 BN, đa số là nữ (75,4%) với độ tuổi trung bình 51,94. Mạch máu xung đột nhiều nhất là AICA (64,6%), tiếp sau đó là PICA (18,5%) và VA (15,4%). Có 64 xung đột mạch máu thần kinh mặt được phát hiện, trong có 58 trường hợp chẩn đoán đúng cùng bên với triệu chứng với độ nhạy 90,62%, độ đặc hiệu 93,75%, giá trị chẩn đoán dương tính 99,64%, độ chính xác 90,78%. Kết luận: Dấu hiệu Prevedello rất hữu ích trong xác định xung đột thần kinh mạch máu ở các BN co giật nửa mặt. Khi có dấu hiệu này, kết hợp với thông tin lâm sàng, đánh giá thường quy, làm tăng độ nhạy của MRI lên hơn 90% mà không làm tăng nguy cơ gây hại cho BN hoặc phát sinh thêm chi phí.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hyun SJ, Kong DS, Park K. Microvascular decompression for treating hemifacial spasm: Lessons learned from a prospective study of 1,174 operations. Neurosurg Rev. 2010; 33(3):325-334; discussion 334. DOI:10.1007/s10143-010-0254-9
2. Wang A, Jankovic J. Hemifacial spasm: Clinical findings and treatment. Muscle Nerve. 1998; 21(12):1740-1747. DOI:10.1002/(sici)1097-4598(199812) 21:12<1740::aid-mus17>3.0.co;2-v
3. Tan NC, Chan LL, Tan EK. Hemifacial spasm and involuntary facial movements. QJM. 2002; 95(8):493-500. DOI:10.1093/qjmed/95.8.493
4. Hermier M. Imaging of hemifacial spasm. Neurochirurgie. 2018; 64(2): 117-123. DOI:10.1016/j.neuchi.2018. 01.005
5. Finger G, Wu KC, Vignolles-Jeong J, et al. A new finding on magnetic resonance imaging for diagnosis of hemifacial spasm with high accuracy and interobserver correlation. Brain Sci. 2023; 13(10):1434. DOI:10.3390/ brainsci13101434
6. Sindou MP. Microvascular decompression for primary hemifacial spasm. Importance of intraoperative neurophysiological monitoring. Acta Neurochir (Wien). 2005; 147(10): 1019-1026; discussion 1026. DOI:10.1007/ s00701-005-0583-6
7. Campos-Benitez M, Kaufmann AM. Neurovascular compression findings in hemifacial spasm. J Neurosurg. 2008; 109(3):416-420. DOI:10.3171/JNS/2008/ 109/9/0416
8. Sindou M, Keravel Y. Neurosurgical treatment of primary hemifacial spasm with microvascular decompression. Neurochirurgie. 2009; 55(2):236-247. DOI:10.1016/j.neuchi.2009.02.012
9. Ohta M, Kobayashi M, Wakiya K, Takamizawa S, Niitsu M, Fujimaki T. Preoperative assessment of hemifacial spasm by the coronal heavily T2-weighted MR cisternography. Acta Neurochir. 2014; 156(3):565-569. DOI:10.1007/s00701-013-1941-4
10. Ahmad HS, Blue R, Ajmera S, et al. The influence of radiologist practice setting on identification of vascular compression from magnetic resonance imaging in trigeminal neuralgia. World Neurosurg. 2023; 171:e398-e403. DOI:10.1016/j.wneu.2022.12.026