ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI GIÃN CƠ CỦA SUGAMMADEX Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giải giãn cơ của sugammadex ở bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật cố định cột sống. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có đối chứng trên 66 BN phẫu thuật cố định cột sống dưới gây mê toàn thể có sử dụng thuốc giãn cơ rocuronium, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm S (n = 33) giải giãn cơ bằng sugammadex 2 mg/kg, nhóm N (n = 33) giải giãn cơ bằng neostigmine 50 mcg/kg và atropine 10 mcg/kg. Các BN được rút ống nội khí quản tại phòng mổ. Kết quả: Sau giải giãn cơ, thời gian phục hồi giãn cơ TOF (Train-of-four) đạt 0,7; 0,8; 0,9 lần lượt là 1,83 ± 0,49 phút; 2,29 ± 0,62 phút; 2,73 ± 0,73 phút (nhóm S) và 7,3 ± 1,24 phút; 9,22 ± 1,79 phút; 11,71 ± 2,45 phút (nhóm N). Thời gian chờ rút ống nội khí quản trung bình là 3,91 ± 1,08 phút (nhóm S) và 14,07 ± 2,88 phút (nhóm N). Số BN mạch chậm, tăng tiết đờm rãi, khô miệng ở nhóm dung sugammadex ít hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm neostigmine. Kết luận: Giải giãn cơ rocuronium ở BN sau phẫu thuật cố định cột sống bằng sugammadex 2 mg/kg cho hiệu quả tốt, thời gian hồi phục giãn cơ nhanh, an toàn, các tác dụng không mong muốn nhẹ, thoáng qua.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sugammadex, Hoá giải giãn cơ, Cố định cột sống
Tài liệu tham khảo
2. LM Staals, MM Snoeck, JJ Driessen, et al. Multicentre, parallel-group, comparative trial evaluating the efficacy and safety of sugammadex in patients with end-stage renal failure or normal renal function. Br J Anaesth. 2008; 101(4):492-497.
3. Mraovic B, Timko NJ, Choma TJ. Comparison of recovery after sugammadex or neostigmine reversal of rocuronium in geriatric patients undergoing spine surgery: A randomized controlled trial. Croatian Medical Journal. 2021; 62(6):606-613.
4. I Adembesa, V Mung'ayi, Z Premji, et al. A randomized control trial comparing train of four ratio > 0.9 to clinical assessment of return of neuromuscular function before endotracheal extubation on critical respiratory events in adult patients undergoing elective surgery at a tertiary hospital in Nairobi. Afr Health Sci. 2018; 18(3):807-816.
5. Liao JQ, Shih D, Lin TY, et al. Appropriate dosing of sugammadex for reversal of rocuronium-vecuronium-induced muscle relaxation in morbidly obese patients: A meta-analysis of randomized controlled trials. Journal of International Medical Research. 2022; 50(8):1-12.
6. Yuan H, Zhang S, Yin L, et al. The safety of high dose rocuronium bromide in general anesthesia for spinal surgery and its effects on muscle relaxation. American Journal of Translational Research. 2021; 13(7):8110-8117.
7. Schaller SJ and Fink H. Sugammadex as a reversal agent for neuromuscular block: an evidence-based review. Core Evid. 2013; 8(4):57-67.
8. Tajaate N, Schreiber JU, Buder TF, et al. Neostigmine-based reversal of intermediate acting neuromuscular blocking agents to prevent postoperative residual paralysis: A systematic review. European Journal of Anaesthesiology. 2018; 35(3):184-192.
9. GS Murphy and S. Brull. Residual neuromuscular block: Lessons unlearned. Part I: Definitions, incidence, and adverse physiologic effects of residual neuromuscular block. Anesth Analg. 2010; 111(1):120-128.
10. Brueckmann B, Sasaki N, Grobara P, et al. Effects of sugammadex on incidence of postoperative residual neuromuscular blockade: A randomized, controlled study. British Journal of Anaesthesia. 2015; 115(5):743-751.