KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp (VTC) do tăng triglyceride (TG). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả cắt ngang trên 95 bệnh nhân (BN) VTC do tăng TG tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2021 - 10/2023. BN được điều trị VTC theo WSES (2019), điều trị hạ TG máu bằng chuyển đổi huyết tương (PEX) và insulin truyền tĩnh mạch (ITTM). Kết quả: Điều trị bằng PEX là 22,1%; bằng ITTM là 77,9%. Các biện pháp khác gồm hồi sức hô hấp (6,31%), hồi sức tim mạch (7,36%), dẫn lưu dịch ổ bụng (66,31%), phẫu thuật (5,26%). Thời gian điều trị trung bình là 9,7 ± 6,67 ngày, biến chứng là 8,42%. Kết quả điều trị tốt (62,10%), trung bình (34,74%), kém (3,16%). Kết quả hạ TG giữa hai phương pháp PEX và ITTM là như nhau, với p > 0,05, kết quả điều trị giữa hai phương pháp không khác biệt với p > 0,05. Kết luận: Điều trị VTC do tăng TG bằng insulin truyền tĩnh mạch là an toàn và cho kết quả tương tự như chuyển đổi huyết tương, tuy nhiên, cần nghiên cứu cỡ mẫu lớn để đánh giá hiệu quả của phương pháp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tụy cấp,, Tăng triglyceride, Insulin truyền tĩnh mạch, Chuyển đổi huyết tương
Tài liệu tham khảo
2. Yang AL and McNabb-Baltar J. Hypertriglyceridemia and acute pancreatitis. Pancreatology. 2020; 20(5):795-800.
3. Leppäniemi A, Tolonen M, Tarasconi A, et al. 2019 WSES guidelines for the management of severe acute pancreatitis. World J Emerg Surg. 2019; 14:27.
4. Song X, Shi D, Cui Q et al. Intensive insulin therapy versus plasmapheresis in the management of hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis (Bi-TPAI trial): Study protocol for a randomized controlled trial. Trials. 2019; 20(365):1-5.
5. Yu S, Yao D, Liang X, et al. Effects of different triglyceride-lowering therapies in patients with hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis. Experimental and Therapeutic Medicine. 2020; 19:2427-2432.
6. Banks PA, et al. Classification of acute pancreatitis - 2012: Revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut. 2013; 62(1): 102-111.
7. Tamez-Pérez HE, Sáenz-Gallegos R, et al. Insulin therapy in patients with severe hypertriglyceridemia. Rev Med Inst Mex Seguro Soc. 2006; 44(3):235-7.
8. Navina S, Chathur Acharya C, DeLany JP, et al. Lipotoxicity causes multisystem organ failure and exacerbates acute pancreatitis in obesity. Sci Transl Med. 2011; 3(107):1-26.
9. Jin M, Peng JM, Zhu HD, et al. Continuous intravenous infusion of insulin and heparin vs plasma exchange in hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis. J Dig Dis. 2018; 19(12): 766-772.
10. Nguyễn Gia Bình và CS. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride. Bệnh viện Bạch Mai. 2013; Bộ Y tế.
11. Asencio CM, and Fleiszig ZB. Intra-abdominal hypertension: A systemic complication of severe acute pancreatitis. Medicina. 2022; 58(785):1-10.
12. Malbrain ML, De Laet IE, et al. Intraabdominal hypertension: Definitions, monitoring, interpretation and management. Best pract res clin anaesthesiol. 2013; 27(2):249-270.