PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TIÊU THỤ KHÁNG SINH QUINOLON TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích số lượng và xu hướng tiêu thụ kháng sinh Quinolon tiêm truyền tĩnh mạch (IV) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 theo năm, tháng và tại các khoa lâm sàng từ năm 2020 - 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang thông qua số liệu sử dụng kháng sinh Quinolon tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2020 - 2022, dữ liệu thống kê về số ngày điều trị của bệnh nhân (BN) nội trú. Kết quả: Tình hình tiêu thụ kháng sinh Quinolon IV giai đoạn 2020 - 2022 có xu hướng giảm theo thời gian. Khoa Hồi sức thần kinh, Tiết niệu dưới và Hồi sức ngoại và ghép tạng là ba đơn vị có lượng tiêu thụ Quinolon lớn nhất. Về xu hướng sử dụng các hoạt chất trong nhóm Quinolon cho thấy, mức độ tiêu thụ levofloxacin, moxifloxacin và ciprofloxacin giảm với các chỉ số là S = -218, p = 0,003; S = -276, p < 0,0001 và S = -246, p = 0,001. Ngược lại, mức độ tiêu thụ ofloxacin không xác định được xu hướng có ý nghĩa thống kê với S = 58, p = 0,438. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình hình tiêu thụ kháng sinh Quinolon tại Bệnh viện TWQĐ 108 trong giai đoạn 2020 - 2022. Nghiên cứu là cơ sở để triển khai các nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc cũng như chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Quinolon, DDD/100 ngày điều trị, Mức độ tiêu thụ
Tài liệu tham khảo
2. Belforti RK, et al. Association between initial route of fluoroquinolone administration and outcomes in patients hospitalized for community-acquired pneumonia. Clin Infect Dis. 2016; 63(1):1-9.
3. GARP Việt Nam. Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. Dự án hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford. 2009.
4. Hội đồng Thuốc và Điều trị - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Báo cáo sự phân lập và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Quý IV năm 2022. 2022.
5. Bộ Y tế. Hướng dẫn Quản lý sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện. Số 5631/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020. 2020.
6. WHO. Collaborating Centre for Drug Statistics Methodology, accessed, from https://www.whocc.no/ atc_ddd_index/?code=J01MA14. 2023.
7. Health Canada. FLUOROQUINOLONES - Risk of Disabling and Persistent Serious Adverse Reactions, accessed, from https://recalls-rappels.canada.ca/en/alert-recall/ fluoroquinolones-risk-disabling-and-persistent-serious-adverse-reactions. 2017.
8. Trung tâm DI&ADR quốc gia. HSA: Cảnh báo nguy cơ phình và bóc tách động mạch chủ khi sử dụng kháng sinh nhóm Flouroquinolon, accessed, from http://canhgiacduoc.org.vn/ CanhGiacDuoc/DiemTin/1297/HSA-C%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-nguy-c%C6%A1-ph%C3%ACnh-v%C3%A0-b%C3%B3c-t%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-ch%E1%BB%A7-khi-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng- kh%C3%A1ng-sinh-nh%C3%B3m-Flouroquinolon-.htm. 2019.
9. Ban quản lý sử dụng kháng sinh. Báo cáo tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2020.
10. Ban quản lý sử dụng kháng sinh. Báo cáo tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2021.
11. Ban quản lý sử dụng kháng sinh. Báo cáo tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2022.
12. Nguyễn Việt Hùng. Luận văn thạc sĩ dược học. Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Điện Biên. 2019.
13. Cottagnoud P and Täuber MG. Fluoroquinolones in the treatment of meningitis. Curr Infect Dis Rep. 2003; 5(4):329-336.