NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU NỘI SINH CỦA CAO KHÔ LÁ CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA HAKODAE NINH) TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Ngô Thị Mỹ Bình1,2, , Nguyễn Hoàng Ngân1, Nguyễn Hồng Hạnh3
1 Học viện Quân y
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định độc tính cấp và đánh giá tác dụng hạ lipid máu theo cơ chế nội sinh của cao khô lá cây Trà hoa vàng Camellia hakodae Ninh (CKL-THV) trên chuột thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Xác định độc tính cấp trên chuột nhắt trắng theo phương pháp của Litchfield-Wilcoxon; đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên chuột nhắt rối loạn lipid máu nội sinh gây ra bởi P-407 theo phương pháp của Millar và CS. Kết quả: Chuột nhắt trắng sử dụng CKL-THV liều tăng dần từ 1,5 g/kg thể trọng đến 12,0 g/kg thể trọng, sau 72 giờ vẫn ăn uống, hoạt động và bài tiết bình thường, không có chuột nào chết sau khi uống chế phẩm. So với lô mô hình, lô sử dụng CKL-THV liều 0,6 g/kg và 1,8 g/kg thể trọng đều làm giảm cholesterol toàn phần (TC) (lần lượt 26,5% và 28,3%), giảm triglycerid (TG) (lần lượt 21,2% và 17,3%), giảm non HDL-C (lần lượt 31,1% và 33,8%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Không tìm thấy LD50 và các biểu hiện độc tính cấp của CKL-THV ở liều lượng thử nghiệm. CKL-THV liều 0,6 g/kg và 1,8 g/kg thể trọng có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jin-Bin Wei, Xiong Li, Hui Song, et al. Characterization and determination of antioxidant components in the leaves of Camellia chrysantha (Hu) Tuyama based on composition-activity relationship approach. Journal of Food and Drug Analysis. 2015; 23(1):40-48.
2. Tran Duc Manh, Nguyen Toan Thang, Hoang Thanh Son, et al. Golden Camellias: A review. Archives of Current Research International. 2019; 16 (2):1-8.
3. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế. Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT "Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu". 2015.
4. World Health Organization. Working group on the safety and efficacy of herbal medicine. 2000: 745-767.
5. Millar JS, Cromley DA, McCoy MG, et al. Determining hepatic triglyceride production in mice: Comparison of poloxamer 407 with Triton WR-1339. Journal of Lipid Research. 2005; 46(9):2023-2028.
6. United Nations. Acute toxicity. Globally harmonized system of classification and labelling of chemicals (GHS) - Fourth revised edition. New York and Geneva. 2011:109-120.
7. Thomas P. Johnston. The P-407-induced murine model of dose-controlled hyperlipidemia and atherosclerosis: A review of findings to date. Journal of Cardiovascular Pharmacology. 2004; 43(4):595-606.
8. Tạ Thu Thủy, Mai Phương Thanh, Phạm Thị Vân Anh và CS. Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và chống xơ vữa động mạch của cao lỏng Đại An trên thực nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. 2015; 46:37-44.
9. Hakoda naotoshi Trần Ninh. Các loài trà của vườn quốc gia Tam Đảo. GTZ. 2009:27-105.
10. Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Hà Tuấn, Tú Nguyễn Thị Thanh. Hiệu quả giảm cân và hạ lipid máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng và Giảo cổ lam trên chuột nhắt trắng gây béo phì. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 156(8):164-172