ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM VÀ HẠ ACID URIC MÁU CỦA VIÊN NANG CỨNG ĐỊNH THỐNG PHONG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm và hạ acid uric máu của viên nang cứng Định Thống Phong (ĐTP) trên động vật thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm, phù bàn chân chuột bằng carrageenin và đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên mô hình gây tăng acid máu bằng kali oxonat. Kết quả: Tác dụng chống viêm: Mức độ (%) tăng thể tích bàn chân chuột của lô ĐTP liều 500 mg/kg và 1500 mg/kg thấp hơn rõ rệt so với lô chứng. Mức độ ức chế phù bàn chân chuột của lô ĐTP liều 500 mg/kg là từ 2,20 - 6,49%; lô ĐTP liều 1.500 mg/kg từ 6,23 - 12,63%. Tác dụng hạ acid uric máu: Nồng độ acid uric máu của lô ĐTP liều 860 mg/kg và liều 2.580 mg/kg lần lượt là 79,50 ± 12,80 µmol/L và 78,40 ± 21,50 µmol/L, thấp hơn đáng kể so với lô mô hình (126,30 ± 52,88 µmol/L) với p = 0,001. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về nồng độ acid uric máu giữa các lô ĐTP và lô chứng dương. Kết luận: Viên nang cứng ĐTP có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm bằng carrageenin và có tác dụng hạ acid uric máu trên mô hình gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chống viêm, Hạ acid uric máu, Động vật thực nghiệm, Viên nang cứng Định Thống Phong
Tài liệu tham khảo
2. Winter Charles A, Risley Edwin A and Nuss George W. Carrageenin-induced edema in hind paw of the rat as an assay for antiinflammatory drugs. Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine. 1962; 111(3):544-547.
3. Maíra Ribeiro de Souza, Carmen Aparecida de Paula, Michelle Luciane Pereira de Resende, et al. Pharmacological basis for use of Lychnophora trichocarpha in gouty arthritis: Anti-hyperuricemic and anti-inflammatory effects of its extract, fraction and constituents. Journal of Ethnopharmacology. 2012; 142(3): 845-850.
4. He Xirui, Wang Xiaoxiao, Fang Jiacheng, et al. The genus Achyranthes: A review on traditional uses, phytochemistry, and pharmacological activities. Journal of Ethnopharmacology. 2017; 203:260-278.
5. Zhang Xuenong, Zhao Wenwen, Wang Ying, et al. The chemical constituents and bioactivities of Psoralea corylifolia Linn: A review. The American Journal of Chinese Medicine. 2016; 44(01):35-60.
6. Jun Xie, Fu Peng, Lei Yu, et al. Pharmacological effects of medicinal components of Atractylodes lancea (Thunb.) DC. Chinese Medicine. 2018; 13:1-10.
7. Salehi Bahare, Sener Bilge, Kilic Mehtap, et al. Dioscorea plants: A genus rich in vital nutra-pharmaceuticals-A review. Iranian Journal of Pharmaceutical Research: IJPR. 2019; 18(Suppl1):68-89.
8. Hua Shiyao, Zhang Yiwei, Liu Jiayue, et al. Ethnomedicine, phytochemistry and pharmacology of Smilax glabra: An important traditional Chinese medicine. The American Journal of Chinese Medicine. 2018; 46(02):261-297.
9. Fu Juan, Wang Zenghui, Huang Linfang, et al. Review of the botanical characteristics, phytochemistry, and pharmacology of Astragalus membranaceus (Huangqi). Phytotherapy Research. 2014; 28(9):1275-1283.
10. Nguyen Thuy Duong, Thuong Phuong Thien, Hwang In Hyun, et al. Anti-hyperuricemic, anti-inflammatory and analgesic effects of Siegesbeckia orientalis L. resulting from the fraction with high phenolic content. BMC Complementary and Alternative Medicine. 2017; 17:1-9.