ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ BỆNH PHỔI MẠN TÍNH BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH PHÚ THỌ

Lê Hữu Kiên1, , Nguyễn Quang Ân2, Phạm Kim Liên3
1 Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ
2 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc, có can thiệp điều trị trên 200 BN COPD điều trị ngoại trú tại Đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính (CMU), Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ. Đánh giá cải thiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau 3 tháng so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (BĐNC). Kết quả: Tuổi trung bình là 66 ± 9. Tỷ lệ nam/nữ = 5,89/1. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hay gặp nhất với 74%. Sau 3 tháng điều trị: Nhóm GOLD 2 đã giảm từ 43% xuống 39% và GOLD 3 giảm từ 30% xuống 28,5% (p > 0,05); mMRC 2-4 giảm từ 73,5% xuống còn 64% (p < 0,05); CAT ≥ 10 giảm từ 49% xuống còn 45% (p > 0,05); BODE 7-10 giảm từ 13% xuống còn 10,5% (p > 0,05). Các yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị với thuốc dạng hít là trình độ học vấn thấp hơn, chỉ số BMI thấp hơn, điểm mMRC cao hơn, điểm CAT cao hơn, điểm BODE cao hơn, chỉ số FEV1 thấp hơn và FEV1/FVC thấp hơn tại thời điểm BĐNC. Kết luận: Sau 3 tháng điều trị ngoại trú, BN COPD đã giảm được đáng kể mức độ khó thở; tuy nhiên, sự cải thiện mức độ tắc nghẽn đường thở, điểm CAT và điểm BODE là chưa có ý nghĩa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ruvuna L. and Sood A. Epidemiology of chronic obstructive pulmonary disease. Clinics in Chest Medicine. 2020; 41(3):315-327.
2. Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành tiêu chí “Đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” áp dụng thí điểm trong Chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020”. 2018.
3. Agustí A., Richard B., Bartolome R., et al. Pocket guide to COPD diagnosis, management, and prevention - A Guide for Health Care Professionals. Goldcopd. 2021.
4. Ko F.W., Tam W., Tung A.H., et al. A longitudinal study of serial BODE indices in predicting mortality and readmissions for COPD. Respiratory Medicine. 2011; 105(2):266-273.
5. Montes de Oca M., Menezes A., Wehrmeister F.C., et al. Adherence to inhaled therapies of COPD patients from seven Latin American countries: The LASSYC study. PloS one. 2017; 12(11):e0186777.
6. Phan Thanh Thuỷ, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Tuyết Lan và CS. Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại một số đơn vị quản lý ngoại trú. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 160(12V1) :228-236.
7. Sanduzzi A., Balbo P., Candoli P., et al. COPD: Adherence to therapy. Multidisciplinary Respiratory Medicine. 2014; 9:1-9.
8. Tøttenborg S.S., Thomsen R.W., Nielsen H., et al. Improving quality of care among COPD outpatients in D enmark 2008 - 2011. The Clinical Respiratory Journal. 2013; 7(4):319-327.
9. Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Ngọc Tâm, Tạ Hữu Ánh và CS. Bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng tin nhắn điện thoại trong hỗ trợ tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị ở BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 153(5):121-126.
10. van der Molen T., Marc M., and Janwillem K. COPD management: Role of symptom assessment in routine clinical practice. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2013:461-471.