THAY ĐỔI LÂM SÀNG, CHỨC NĂNG PHỔI VÀ NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CYTOKINE HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP KHÍ DUNG DỊCH NỔI TỪ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ NGƯỜI

Bùi Đức Thành1, Nguyễn Hải Công1, , Nguyễn Minh Thế1, Nguyễn Công Trương1, Trịnh Đức Lợi1, Kiều Thị Phương Loan1
1 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi một số đặc điểm lâm sàng, chức năng phổi và nồng độ của một số cytokine trong huyết tương của bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) trước và sau điều trị phối hợp bằng khí dung dịch nổi từ môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô người. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, nhãn mở, theo dõi dọc trên 30 BN BPTNMT ngoài đợt cấp được điều trị bằng liệu pháp khí dung dịch nổi từ môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô người với liệu trình 4 lần, liều lượng 3 mL/lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2021 - 12/2023, tại Bệnh viện Quân y 175 (BVQY175). Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp sau điều trị. Nồng độ IL-1β huyết tương giảm nhẹ và nồng độ IL-10, VEGF, PEG-2 tăng nhẹ sau điều trị so với trước điều trị 6 tháng. Kết luận: Bước đầu nhận thấy liệu pháp khí dung dịch nổi từ môi trường nuôi cấy tế bào gốc trung mô người an toàn và có hiệu quả cải thiện triệu chứng. Nồng độ cytokine viêm IL-1β giảm sau điều trị ở BN BPTNMT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vogelmeier CF, Criner GJ, Martinez FJ, Anzueto A, Barnes PJ, Bourbeau J, et al. Global strategy for diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. 2020:4-36.
2. Lê Thị Bích Phượng, Đỗ Quyết, Lê Văn Đông và CS. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một số cytokine trong huyết tương của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị bằng ghép tế bào gốc trung mô đồng loại từ mô dây rốn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 509(2).
3. Terunuma A, Yoshioka Y, Sekine T, et al. Extracellular vesicles from mesenchymal stem cells of dental pulp and adipose tissue display distinct transcriptomic characteristics suggestive of potential therapeutic targets. J Stem Cells Regen Med. 2021; 17(2):56-60.
4. Barnes PJ. The cytokine network in chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Cell Mol Biol. 2009; 41(6):631-638.
5. Nguyễn Hải Công. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. Luận án Tiến sĩ Y khoa. Học viện Quân y. 2021.
6. Delieva A, Dolinina L, and Trofimov V. The level of anti-inflammatory cytokine IL-10 in patients with chronic obstructive pulmonary disease of varying severity. Eur Respir J. 2013; 42(57).
7. Zou Y, Chen X, Liu J, et al. Serum IL-1β and IL-17 levels in patients with BPTNMT: associations with clinical parameters. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2017; 12:1247-1254.
8. Chiş AF, Soritau O, Catana A, et al. VEGF serum levels in BPTNMT patients without pulmonary hypertension - a case control study. Eur Respir J. 2018; 52(62).
9. Farid Hosseini R, Jabbari Azad F, Yousefzadeh H, et al. Serum levels of vascular endothelial growth factor in chronic obstructive pulmonary disease. Med J Islam Repub Iran. 2014; 28(85).
10. Tejwani V. Airway and systemic prostaglandin e2 association with bptnmt symptoms and macrophage phenotype. Chronic Obstr Pulm Dis BPTNMT Found. 2023; 10(2):159-169.
11. Wu M, Han ZB, Liu JF, Wang YW, et al. Serum-free media and the immunoregulatory properties of mesenchymal stem cells in vivo and in vitro. Cell Physiol Biochem. 2014; 33(3):569-580.
12. Devaney J, Horie S, Masterson C, et al. Human mesenchymal stromal cells decrease the severity of acute lung injury induced by E, coli in the rat. Thorax. 2015; 70(7):625-635.