SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU GIỮA NHÓM SỐNG VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SUY ĐA TẠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát và so sánh sự thay đổi nồng độ lactate máu động mạch giữa nhóm sống và tử vong ở bệnh nhân (BN) suy chức năng đa tạng (MODS: Multiple organ dysfunction syndrome). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc trên 40 BN được chẩn đoán suy đa tạng tại khoa Hồi sức Nội, Bệnh viện Quân y 103 được đưa vào nghiên cứu. MODS được đánh giá theo thang điểm SOFA (sequential organ failure assessment), với tiêu chuẩn là điểm SOFA ≥ 3 hoặc tăng ≥ 1 điểm so với lúc vào khoa điều trị tích cực. MODS được chẩn đoán khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài trên 24 giờ. So sánh nồng độ lactate máu giữa nhóm sống và tử vong tại các thời điểm nghiên cứu (T0, T1, T2, T3, T4, T5). Kết quả: Nghiên cứu trên 40 BN; trong đó, nam giới chiếm 60%, tuổi trung bình là 63,2 ± 15,9. BN lactate > 4mmol/L chiếm tỷ lệ cao nhất, theo sau là lactate 2 - 4 mmol/L và thấp nhất là lactate < 2 mmol/L. Ở tất cả thời điểm, nhóm BN tử vong có nồng độ lactate tăng ngay tại thời điểm được chẩn đoán và cao nhất tại thời điểm 6 giờ sau chẩn đoán rồi giảm dần. Tại thời điểm Tcđ lactate từ 2 - 4 và lactate > 4 của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Ở nhóm BN tử vong nồng độ lactate máu tăng cao ngay tại thời điểm chẩn đoán suy đa tạng (T0), tiếp tục tăng cao nhất sau 6 giờ (T1) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (p < 0,05) ở tất cả các thời điểm nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lactate máu, Suy chức năng đa tạng
Tài liệu tham khảo
2. Trần Minh Tuấn. Nghiên cứu tình hình suy đa tạng tại khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú khóa 27. Trường đại học Y Hà Nội. 2006.
3. Pettila V, Melot C, Ferreira FL et al. Sequential assessment of multiple organ dysfunction as a predictor of outcome. JAMA. 2002; 287(6):713-7146.
4. Sauaia Angela, Moore Frederick, Moore Ernest.E, Lezotte Dennis. Early risk factors for postinjury multiple organ failure. World J. Surg. 1996; 20:392-400.
5. George M.M “Multiple organ system failure: Clinical expression pathogenesis, and therapy”. Principles of critical care. McGRAW-HILL. 1998; 221-248.
6. Nguyễn Thành Nam. Nghiên cứu giá trị tiên lượng của lactate máu ở BN sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội. 2006.
7 . Hayashi Y, et al. Lactate indices as predictors of in-hospital mortality or 90-day survival after admission to an intensive care unit in unselected critically ill patients. PLoS One. 2020; 15(3), e0229135.
8. Trương Dương Tiễn, “Vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm và độ thanh thải lactate máu động mạch trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn". Luận văn Tiến sỹ. Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh. 2018.
9. Oh D H., et al. “Risk factors for mortality in patients with low lactate level and septic shock". J Microbiol Immunol Infect. 2019; 52(3): 418-425.