SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ ANGIOPOIETIN-1 VÀ ANGIOPOIETIN-2 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích sự thay đổi nồng độ angiopoietin-1 (Ang-1) và angiopoietin-2 (Ang-2) ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết (NKH). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 105 BN NKH tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp giai đoạn 2018 - 2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân NKH không có sốc nhiễm khuẩn (SNK) là 65,8 ±17,8, ở nhóm SNK là 66,5 ± 14,9. Nồng độ creatinine, pro-calcitonin (PCT), lactate ở nhóm SNK cao hơn nhóm NKH không SNK. Nồng độ Ang-1 (trung vị, khoảng tứ phân vị) ở nhóm NKH không có SNK và có SNK lần lượt là: 307,4 (79,5 - 946,1 pg/mL) và 172,4 (32,4 - 590,1 pg/mL). Nồng độ Ang-2 ở nhóm NKH không có SNK và có SNK lần lượt là: 515,6 (341,4 - 747,3 pg/mL) và 1096,8 (797,4 - 1291,3 pg/mL). Trung vị nồng độ Ang-1 ở các thời điểm chẩn đoán, sau 3 ngày, sau 7 ngày là: 187,1 (55,1-759,4 pg/mL); 390,8 (136,3 - 1290,1 pg/mL); 833,5 (356,8 - 1580,7 pg/mL). Trong khi đó nồng độ Ang-2 ở các thời điểm này là: 785,5 (402,9 - 1162,8 pg/mL); 521,9 (254,1 - 792,3 pg/mL); 353,5 (232,0 - 531,8 pg/mL). Kết luận: Nồng độ Ang-1 ở nhóm bệnh nhân NKH cao hơn ở nhóm bệnh nhân SNK; nồng độ Ang-2 ở nhóm NKH thấp hơn nhóm SNK; tỷ số Ang-1/Ang-2 tăng dần từ thời điểm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đến 3 ngày và 7 ngày sau chẩn đoán.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, Angiopoietin-1, Angiopoietin-2
Tài liệu tham khảo
2. Singer, M., et al., The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8):801-810.
3. Phạm Thị Ngọc Thảo. Nghiên cứu giá trị tiên lượng các cytokine TNF α, IL‐6, IL‐10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2013.
4. Nguyễn Lan Hương, Thân Mạnh Hùng, và Lê Văn Nam. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella Pneumoniae. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 2:74-77.
5. Parikh, S.M. The Angiopoietin-Tie2 signaling axis in systemic inflammation. J Am Soc Nephrol. 2017; 28(7):1973-1982.
6. Giuliano, J.S., Jr., et al. Admission angiopoietin levels in children with septic shock. Shock. 2007; 28(6):650-654.
7. Fang, Y., et al. Prognostic significance of the angiopoietin-2/angiopoietin-1 and ang-1/Tie-2 ratios for early sepsis in an emergency department. Crit Care. 2015; 19:367.
8. Ricciuto, D.R., et al. Angiopoietin-1 and angiopoietin-2 as clinically informative prognostic biomarkers of morbidity and mortality in severe sepsis. Crit Care Med. 2011; 39(4):702-710.