MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN NHI TỪ 1 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Nguyễn Trần Ngọc Hiếu1, Nguyễn Mạnh Cường1, , Lê Thị Bích Liên1, Đỗ Thiện Hải2, Trịnh Minh Đức3
1 Bộ Môn khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân (BN) nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 81 BN SXHD được điều trị tại Bộ môn - Khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y từ tháng 01/2022 - 01/2023. Kết quả: Có 31/80 BN (38,27%) bị sốc SXHD, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì trong nhóm sốc 11/31 (35,48%, p < 0,05) và tiền sử đã từng mắc SXHD 29/31 (93,5%, p < 0,05). Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở nhóm sốc: Đau bụng (93,55%, p < 0,05), buồn nôn, nôn (90,32%, p < 0,05), xuất huyết tiêu hóa và đi ngoài phân đen (9,68%, p < 0,05), gan to (67,74%, p < 0,05), tiểu ít (83,87%, p < 0,05). Cận lâm sàng ở nhóm sốc           HCT > 0,45 L/L (19/31 (61,29%), p < 0,05), số lượng BC > 4 G/L (21/31 (67,74%), p < 0,05) và tỷ lệ bạch cầu trung tính (34,6 ± 11,5%), số lượng TC < 20 G/L (19/31 (61,29%), p < 0,05), men gan AST (405 ± 408 U/L, p < 0,01), giảm albumin máu (27,2 ± 4,64 g/L, p < 0,01), protein máu (52,77 ± 8,62 g/L, p < 0,05) và tràn dịch màng phổi và ổ bụng (28/31 (93,32%), p < 0,05). Kết luận: Trẻ thừa cân, béo phì, tiền sử đã từng mắc SXHD biểu hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn, xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen, gan to, tiểu ít liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Các triệu chứng cận lâm sàng: Hct > 0,45 L/L, số lượng tiểu cầu < 20 G/L, tăng men ASL, giảm albumin, protein máu và tràn dịch màng phổi, ổ bụng là yếu tố liên quan đến mức độ nặng của BN mắc SXHD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization, W.H., (1997). Dengue haemorrhagic fever: Diagnosis, treatment, prevention and control. World Health Organization.
2. Cục Y tế Dự phòng. Bộ Y tế. Báo cáo cập nhật tình sốt xuất huyết Dengue. 2019.
3. Guzman, M.G., M. Alvarez, and S.B. Halstead (2013). Secondary infection as a risk factor for dengue hemorrhagic fever/dengue shock syndrome: An historical perspective and role of antibody-dependent enhancement of infection. Arch Virol; 158(7):1445-1459.
4. Elling, R., et al., (2013). Dengue fever in children: Where are we now? Pediatr Infect Dis J; 32(9):1020-1022.
5. Pothapregada, S., B. Kamalakannan, and M. Thulasingham (2015). Risk factors for shock in children with dengue fever. Indian J Crit Care Med; 19(11):661-664.
6. Gupta, V., et al., (2011). Risk factors of dengue shock syndrome in children. J Trop Pediatr; 57(6):451-456.
7. Zulkipli, M.S., et al., (2018). The association between obesity and dengue severity among pediatric patients: A systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis; 12(2):e0006263.
8. Lora, A.J.M., et al., (2014). Disease severity and mortality caused by dengue in a Dominican pediatric population. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene; 90(1):169.
9. Kangzhuang Yuan., et al., (2022). Risk and predictive factors for severe dengue infection: A systematic review and meta-analysis. PLoS One; 17(4): e0267186.
10. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. Nhà xuất bản Y học. 2019.
11. Chacko, B. and G. Subramanian (2008). Clinical, laboratory and radiological parameters in children with dengue fever and predictive factors for dengue shock syndrome. J Trop Pediatr; 54(2):137-140.
12. Pichainarong, N., et al., (2006). Relationship between body size and severity of dengue hemorrhagic fever among children aged 0-14 years. Southeast Asian J Trop Med Public Health; 37(2):283-288.