NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG CỦA BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng của bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân (BN) SXHD được điều trị tại Bộ môn - Khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y từ tháng 01/2022 - 01/2023. Kết quả: Nhóm tuổi từ 6 - 10 tuổi hay gặp, trẻ thừa cân béo phì liên quan mức độ nặng của bệnh (p < 0,05), nhóm sốc sốt cao hơn nhóm không sốc (p < 0,05). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về triệu chứng: Đau đầu, đau hai hốc mắt, đau cơ, mỏi khớp (92% và 93,55%, p > 0,05), xuất huyết dưới da (90% và 93,55%, p > 0,05). Trong khi đó dấu hiệu hay gặp ở nhóm sốc: Vật vã, lừ đừ, li bì (96,77%, p < 0,05), buồn nôn, nôn (90,32%, p < 0,05), đau bụng (93,55%, p < 0,05), xuất huyết niêm mạc mũi (54,84%, p < 0,05), xuất huyết tiêu hóa (9,68%, p < 0,05), gan to (67,74%, p < 0,05), tiểu ít, lạnh da đầu chi (83,87%, p < 0,05). Huyết áp tối đa và hiệu số huyết áp của nhóm sốc thấp hơn so với nhóm không sốc (p < 0,05). Nhóm sốc có xu hướng tăng nhịp tim (p < 0,01), giảm SpO2 (p < 0,05) và thời gian hồi lưu mao mạch kéo dài (p < 0,01) so với nhóm không sốc. Kết luận: Trẻ béo phì, sốt cao, đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc mũi, xuất huyết dạ dày đi ngoài phân đen, gan to là yếu tố tiên lượng nặng, các triệu chứng tiền sốc có liên quan đến mức độ nặng của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt xuất huyết Dengue, Dấu hiệu cảnh báo, Yếu tố nguy cơ, Trẻ em, Sốc
Tài liệu tham khảo
2. Cục Y tế Dự phòng. 2019. Bộ Y tế. Báo cáo cập nhật tình sốt xuất huyết Dengue.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. Nhà xuất bản Y học. 2019.
4. Pham Thanh Binh., et al. 2007. Predictive factors of dengue shock syndrome at the children Hospital No. 1, Ho-Chi-Minh City, Vietnam. Bull Soc Pathol Exot; 100(1): 43-47.
5. Harris, E., et al., 2000. Clinical, epidemiologic, and virologic features of dengue in the 1998 epidemic in Nicaragua. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene; 63(1): 5-11.
6. Gupta, V., et al., 2011. Risk factors of dengue shock syndrome in children. J Trop Pediatr; 57(6): 451-456.
7. Narayanan, M., et al., 2002. Dengue fever epidemic in Chennai: A study of clinical profile and outcome. Indian Pediatr; 39(11): 1027-1033.
8. Kalayanarooj, S. and S. Nimmannitya. 2005. Is dengue severity related to nutritional status? Southeast Asian J Trop Med Public Health; 36(2): 378-384.
9. Gayatri, P., 1997. Faktor-faktor prognosis pada demam berdarah dengue [thesis]. Jakarta: University of Indonesia.
10. Giraldo, D., et al., 2011. Characteristics of children hospitalized with dengue fever in an outbreak in Rio de Janeiro, Brazil. Transactions of The Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene; 105(10): 601-603.
11. Méndez, A. and G. González. 2003. Dengue haemorrhagic fever in children: Ten years of clinical experience. Biomedica; 23(2): 180-193.
12. Shah, G., S. Islam, and B. Das. 2006. Clinical and laboratory profile of dengue infection in children. Kathmandu University Medical Journal (KUMJ); 4(1): 40-43.