ĐẶC ĐIỂM VÔI HOÁ VÀ HẸP MẠCH VÀNH TRÊN HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Đình Minh1, , Nguyễn Thanh Vân1
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính 256 dãy (CLVT-256) về đặc điểm vôi hóa và hẹp mạch vành trên các bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA).  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm hình ảnh mạch vành trên CLVT-256 ở các BN THA tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 02 - 7/2021. Kết quả: 269 BN (129 nam và 140 nữ), tuổi trung bình là 72,6 ± 10,5 (từ 41 - 90 tuổi). Vôi hóa mạch vành (VHMV) gặp ở 97 nam (75,2%) và 90 nữ (64,3%) (p = 0,05). Tỷ lệ VHMV ở BN > 60 tuổi là cao hơn các BN £ 60 tuổi (72,2% so với 51,4%; p = 0,01). Về đặc điểm hẹp mạch vành (HMV), tuổi trung vị của các BN có HMV < 50% có tuổi trung vị thấp hơn các BN có HMV ³ 50% (72 so với 76 tuổi; p < 0,01). Mặt khác, BN > 60 tuổi có nguy cơ mắc HMV ³ 50% cao hơn nhóm £ 60 (OR: 5,9; 95%CI: 1,4 - 25,6; p < 0,01). Điểm vôi hóa Agatston là thấp hơn ở các BN có HMV < 50% so với các trường hợp HMV ³ 50% (23 so với 391; p < 0,01). Các BN có VHMV có nguy cơ mắc HMV ³ 50% cao hơn so với nhóm không có VHMV (OR: 6,6; 95%CI: 2,5 - 17,1; p < 0,01), và các BN có VHMV nặng (Agatston > 400 điểm) có nguy cơ mắc HMV ³50% cao hơn các BN có vôi hóa ít hơn hoặc không vôi hóa (OR: 17,3; 95%CI: 8,4 - 51,9; p < 0,01). Đường cong ROC dự báo điểm vôi hóa Agatston với HMV ³ 50% có AUC = 0,824 và điểm cut-off là 104 điểm với Sn = 77% và Sp = 76%. Kết luận: Điểm vôi hóa Agatston cao và tuổi cao là những yếu tố có liên đến HMV nặng ở các người bệnh THA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weber T., Lang I., Zweiker R. et al. (2016). Hypertension and coronary artery disease: Epidemiology, physiology, effects of treatment, and recommendations: A joint scientific statement from the Austrian Society of Cardiology and the Austrian Society of Hypertension. Wien Klin Wochenschr; 128(13-14): 467-79.
2. McClelland R. L., Chung H., Detrano R. et al. (2006). Distribution of coronary artery calcium by race, gender, and age: Results from the Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA). Circulation; 113(1): 30-37.
3. Nieman K., Galema T. W., Neefjes L. A. et al. (2009). Comparison of the value of coronary calcium detection to computed tomographic angiography and exercise testing in patients with chest pain. Am J Cardiol; 104(11): 1499-1504.
4. Lê Văn Bàng. (2014). Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam; 1(66): 24-42.
5. Malguria N., Zimmerman S. và Fishman EK. (2018). Coronary artery calcium scoring: Current status and review of literature. Journal of Computer Assisted Tomography; 42(6): 887-897.
6. Schuhbaeck A., Schmid J., Zimmer T. et al. (2016). Influence of the coronary calcium score on the ability to rule out coronary artery stenoses by coronary CT angiography in patients with suspected coronary artery disease. Journal of Cardiovascular Computed Tomography; 10(5): 343-350.
7. Leipsic J., Abbara S., Achenbach S. et al. (2014). SCCT guidelines for the interpretation and reporting of coronary CT angiography: A report of the society of cardiovascular computed tomography guidelines committee. Journal of Cardiovascular Computed Tomography; 8(5): 342-358.
8. Allison M.A và Wright C.M. (2005). Age and gender are the strongest clinical correlates of prevalent coronary calcification (R1). International Journal of Cardiology; 98(2): 325-330.
9. Natali A., Vichi S., Landi P. et al. (2000). Coronary artery disease and arterial hypertension: Clinical, angiographic and follow-up data. J Intern Med; 247(2): 219-230.
10. Henein M.Y., Bengrid T., Nicoll R. et al. (2017). Coronary calcification compromises myocardial perfusion irrespective of luminal stenosis. Int J Cardiol Heart Vasc; 14: 41-45.