XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA THẦN PHỤC ((HOMALOMENA VIETNAMENSIS J. BOGNER ET V.D.NGUYEN), HỌ RÁY (ARACEAE))
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của Thần phục ((Homalomena vietnamensis J. Bogner et V.D.Nguyen), họ ráy (Araceae)). Đối tượng và phương pháp: Thân rễ Thần phục thu hái tại Đông Giang - Quảng Nam. Xác định sơ bộ thành phần bằng các phản ứng hóa học; chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước, xác định thành phần và định lượng bằng sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được đánh giá thông qua độ đục của môi trường nuôi cấy. Hoạt tính chống oxy hóa được khảo sát bằng phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH. Kết quả: Thân rễ Thần phục có nhiều tinh dầu, các triterpenoid, tanin, các hợp chất khử... Tinh dầu Thần phục có thành phần chính là β-Linalool (71,19%), α-cadinol (8,10%), terpinen-4-ol (4,80%), tau-muurolol (4,89%)... Giá trị IC50 đối với chủng E.coli (2,51 ± 0,37 mg/mL), B.subtilis (2,87 ± 0,09 mg/mL), L.fermentum (3,33 ± 0,05 mg/mL), S.aureus (3,73 ± 0,04 mg/mL), C.albican (3,42 ± 0,05 mg/mL), P.aeruginosa (6,30 ± 0,17 mg/mL), S.enterica (3,56 ± 0,26 mg/mL). MIC ở nồng độ pha loãng 5,65 mg/mL có khả năng ức chế 99% vi khuẩn E.coli, 97% nấm C.albican, 94% B.subtili, L.fermentum và 88% S.aureus và ở nồng độ pha loãng 22,58 mg/mL có khả năng ức chế 100% S.enterica. Giá trị MBC cao nhất đối với nấm C.albican 97% và vi khuẩn Gram (-) E.coli 99% ở nồng độ pha loãng 5,65 mg/mL. Ở nồng độ pha loãng 90,30 mg/mL tinh dầu Thần phục ức chế được 100% S.enterica và 99% S.aureus. Giá trị EC50: 58,05 ± 3,1 mg/mL. Kết luận: Thành phần hoá học chủ yếu của Thần phục là tinh dầu; trong đó monoterpen không oxy chiếm 4,43%, các monoterpen có oxy chiếm 76,88%, các sesquiterpen chiếm 17,17%; tinh dầu có tác dụng ức chế (S.aureus, B.subtilis, L.fermentum, P.aeruginosa), diệt khuẩn (E.coli và nấm C.albican) và có tác dụng chống oxy hoá rất yếu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thần phục, Homalomena vietnamensis, Hoạt tính sinh học, Kháng khuẩn, Chống oxy hóa
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Viết Hùng, Nguyễn Công Trường, Đỗ Ngọc Đài (2017). Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) và Thần phục (Homalomena pierreana Engl.) ở vườn quốc gia Pù mát, Nghệ An. Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7: 1236-1241.
3. Nguyễn Tập (2006). Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn. Nhiều tác giả: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược. Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội: 33-109.
4. Brand-Williams, Wendy, Marie-Elisabeth Cuvelier, and C. L. W. T. Berset (1995). Use of a free radical method to evaluate antioxidant activity. LWT-Food Science and Technology; 28(1): 25-30.
5. Policegoudra, R. S., et al. (2012). Bioactive constituents of Homalomena aromatica essential oil and its antifungal activity against dermatophytes and yeasts. Journal de Mycologie Médicale; 22(1): 83-87.
6. Singh, Gurdip, et al. (2000). Studies on essential oils, part 28: Chemical composition, antifungal and insecticidal activities of rhizome volatile oil of Homalomena aromatica Schott. Flavour and Fragrance Journal; 15(4): 278-280.
7. Van, H. T., Nguyen, Q. P., Tran, G. B., & Huynh, N. T. A. (2021). Chemical composition and antibacterial activities of Homalomena vietnamensis bogner & v.d nguyen (Araceae). Journal of Microbiology, Biotechnology and Food Sciences: 201-204.
8. V.S, Rana, et al. (2010). Essential oil composition of Homalomena aromatica roots. Essential Oil Asoicitaion of India Delhi: 43-45.
9. Zeng L. B., Zhang Z. R., Luo Z. H., Zhu J. X., (2010). Antioxidant activity and chemical constituents of essential oil and extracts of rhizome Homalomena, Food Chem; 125: 456-463.