ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ĐỊNH TÂM NGỌC THÁI TỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC TRÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp của chế phẩm Định tâm Ngọc Thái (ĐTNT) trên chuột nhắt trắng Swiss và ảnh hưởng của chế phẩm tới một số chỉ số huyết học trên chuột cống trắng Wistar thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp theo phương pháp Litchfield-Wilcoxon. Nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTNT đến một số chỉ số huyết học theo hướng dẫn của WHO. Kết quả: Chuột nhắt trắng được uống chế phẩm ĐTNT liều từ 25 mL/kg (tương đương 186,90g dược liệu/kg thể trọng) đến 150 mL/kg (tương đương 101,40g dược liệu/kg thể trọng), theo dõi sau uống thuốc 72 giờ và sau 7 ngày không thấy có chuột chết. Chuột cống trắng được uống ĐTNT liên tục trong 28 ngày với liều 7 mL/kg/ngày (tương đương 4,732g dược liệu/kg/ngày) và 21 mL/kg/ngày (tương đương 14,196g dược liệu/kg/ngày) không ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học. Kết luận: Chế phẩm ĐTNT không thể hiện độc tính cấp và không làm thay đổi một số chỉ số huyết học trên chuột cống trắng thực nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Định tâm Ngọc Thái, Độc tính cấp, Chỉ số huyết học
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Chương. Thực hành lâm sàng thần kinh học (triệu chứng học). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2004; 81.
3. Bộ môn thần kinh - Trường Đại học Y Hà Nội. Các rối loạn giấc ngủ. Bệnh học Thần kinh (Giáo trình đào tạo Sau Đại học). Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2022; 649-655.
4. Bùi Quang Huy. Rối loạn giấc ngủ. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2019; 7.
5. Hoàng Thị Thuỷ, Lưu Trường Thanh Hưng, Nguyễn Thanh Hà Tuấn. Đánh giá độc tính cấp và ảnh hưởng của bài thuốc “An thần định trí QY” đối với thể trạng chung và các chỉ số huyết học trên động vật thực nghiệm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 531(1).
6. Bộ Y tế. Hướng dẫn lập Thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Thông tư số 141/QĐ-K2ĐT, ngày 27/10/2015. 2015.
7. World Health Organization. General Guidelines for Methodologies on research and evaluation of traditional medicine, Geneva, Switzerland. 2000.
8. Gaber El-Saber Batiha, Amany Magdy Beshbishy, Amany El-Mleeh, Mohamed M. Abdel-Daim, and Hari Prasad Devkota. Traditional uses, bioactive chemical constituents, and pharmacological and toxicological activities of glycyrrhiza glabra L. (Fabaceae). Biomolecules. 2020; 10:352.