BÁO CÁO CA BỆNH: NÚT MẠCH TUYẾN TIỀN LIỆT QUA ĐƯỜNG TRỰC TRÀNG

Trịnh Đình Hiệp1, Phan Hoàng Giang2, , Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Huy Hoàng3, Nguyễn Thị Hương4, Trần Thị Thúy Hằng5, Nguyễn Minh Tuấn6, Đỗ Đào Vũ7, Vũ Đăng Lưu1,2
1 Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai
3 Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
4 Trung tâm Thận tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai
5 Khoa Hoá sinh, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
6 Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai
7 Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ca nút động mạch tuyến tiền liệt (TTL) qua da đi đường trực tràng trong trường hợp động mạch TTL bị tắc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp tắc động mạch chậu trong hai bên, do đó không thể tiếp cận động mạch TTL tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân (BN) cao tuổi, nhiều bệnh nền nên không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi. Chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận động mạch TTL trong nhu mô bằng kim chiba 22G đi qua trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm. Sau khi tiếp cận động mạch nuôi tuyến, sử dụng vật liệu gây tắc: Keo, hạt và lipodol - cồn. Kết quả: Kỹ thuật thành công với thời gian can thiệp ngắn khoảng 30 phút liều chiếu tia thấp. Các triệu chứng IPSS, Qmax, PVR, PV cải thiện rõ rệt tương ứng IPSS giảm từ 32 còn 8 điểm, dòng tiểu cao nhất Qmax tăng từ 5 mL/s tăng lên 16 mL/s, lượng nước tiểu tồn dư PVR giảm từ 50mL còn 20mL, thể tích TTL từ PV giảm từ 114g còn 75g sau 6 tháng. Không xảy ra biến chứng lớn nào nào. Kết luận: Nút động mạch TTL qua trực tràng là cách tiếp cận mới, khá an toàn và hiệu quả. Cần nghiên cứu số lượng lớn, thời gian kéo dài hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Transurethral microwave thermotherapy of the prostate (tumt): Overview, other procedures, relevant anatomy. Published online August 17, 2023. Accessed October 16, 2023. https://emedicine.medscape.com/article/1950546-overview?form=fpf.
2. Choi SY, et al. Impact of changing trends in medical therapy on surgery for benign prostatic hyperplasia over two decades. Korean J Urol. 2012; 53:23-28.
3. Geavlete B, et al. Bipolar plasma enucleation of the prostate vs open prostatectomy in large benign prostatic hyperplasia cases - a medium term, prospective, randomized comparison. BJU Int. 2013; 111:793-803.
4. Phan Hoàng Giang, Nguyễn Xuân Hiền, Phạm Minh Thông. Đánh giá hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút động mạch tuyến tiền liệt. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016; số đặc biệt tháng 8/2016.
5. Francisco C Carnevale, et al. Transurethral resection of the prostate versus original and perfected prostate artery embolization due to benign prostatic hyperplasia: Preliminary results of a single center, prospective, urodynamic-controlled analysis. Cardiovascular and Interventional Radiological Society of Europe. 2015.
6. Wang, et al. Prostatic arterial embolization for the treatment of lower urinary tract symptoms due to large (> 80mL) benign prostatic hyperplasia: Results of midterm follow-up from Chinese population. BMC Urology. 2015; 15:33.