NGHIÊN CỨU IN SILICO CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA VERNONIA AMYGDALINA TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Nguyễn Thụy Việt Phương1, , Hồ Ngọc Khánh Phương1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khám phá cơ chế tác dụng của các chất trong cây lá đắng - Vernonia Amygdalina (VA) Asteraceae trên bệnh đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ T2) ở cấp độ phân tử. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật mô phỏng trên máy tính (in silico) gồm dược lý nối mạng (network pharmacology) và gắn kết phân tử (molecular docking) để dự đoán cơ chế thông qua xác định các đích tác động cho các chất của VA trên ĐTĐ T2. Hệ thống gồm mạng hợp chất - đích tác động, tương tác giữa protein-protein, đích tác động quan trọng - con đường sinh hóa được xây dựng sử dụng Cytoscape 3.9.0. Gắn kết phân tử (sử dụng Autodock Vina 1.1.2) xác định được các đích tác động và các chất tiềm năng. Kết quả: Cơ chế tăng nhạy cảm với insulin được đề xuất là cơ chế chính của VA trên ĐTĐ T2. Các chất tiềm năng được xác định như P1 (luteolin), P5 (scutellarein), P15 (6,8-diprenylnaringenin), P16 (eriodictyol), P25 (ononin) và T20 (aglycon của vernoniamyosid D) tác động trên 5 mục tiêu tiềm năng (EP300, EGFR, MAPK8, SRC, TNFα). Kết luận: Thông qua dược lý nối mạng và gắn kết phân tử, cơ chế tăng nhạy cảm với insulin được đề xuất là cơ chế tác dụng chính của VA trên ĐTĐ T2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Akah P, Okafor C. Blood sugar lowering effect of Vernonia amygdalina Del, in an experimental rabbit model. Phytotherapy research. 1992; 6(3):171-
173. DOI:10.1002/ptr.2650060318
2. Aba PE, Udechukwu IR. Comparative hypoglycemic potentials and phytochemical profiles of 12 common leafy culinary vegetables consumed in Nsukka, Southeastern Nigeria. Journal of Basic and Clinical Physiology and Pharmacology. 2018; 29(4):313-320. DOI:10.1515/jbcpp-2017-0134
3. Nguyễn Thị Chi, Phạm Việt Trang, Lê Xuân Tiến, Nguyễn Văn Thanh. Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết từ lá cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del.), họ Cúc (Asteraceae). Tạp chí Dược học. 2018; 507:25-29.
4. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Bùi Chí Bảo, Trịnh Thị Diệu Thường. Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018; 22(3):417.
5. Zhang R, Zhu X, Bai H, Ning K. Network pharmacology databases for traditional Chinese medicine: Review and assessment. Frontiers in Pharmacology. 2019; 10:123. DOI:10.3389/fphar.201
6. Huang Q, Liu R, Liu J, et al. Integrated network pharmacology analysis and experimental validation to reveal the mechanism of anti-insulin resistance effects of Moringa oleifera seeds. Drug Design, Development and Therapy. 2020; 14:4069. DOI:10.2147/DDDT.S265198
7. He D, Huang J-H, Zhang Z-Y, et al. A network pharmacology-based strategy for predicting active ingredients and potential targets of LiuWei DiHuang pill in treating type 2 diabetes mellitus. Drug Design, Development and Therapy. 2019; 13:3989. DOI:10.2147/DDDT.S216644
8. Trott O, Olson AJ. AutoDock Vina: Improving the speed and accuracy of docking with a new scoring function,
efficient optimization, and multithreading. Journal of Computational Chemistry. 2010; 31(2):455-461. DOI:10.1002/jcc.21334
9. Wu X-m, Ren T, Liu J-F, et al. Vernonia amygdalina Delile extract inhibits the hepatic gluconeogenesis through the activation of adenosine- 5’monophosph kinase. Biomedicine and Pharmacotherapy. 2018;103:1384-1391. DOI:10.1016/j.biopha.2018.04.135
10. Ugoanyanwu FO, Mgbeje BI, Igile GO, Ebong PE. The flavonoid-rich fraction of Vernonia amygdalina leaf extract reversed diabetes-induced hyperglycemia and pancreatic beta cell damage in albino wistar rats. World J Pharm Pharm Sci [Internet]. 2015; 4(10):1788-802.