GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA NỒNG ĐỘ GFAP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

Nguyễn Quang Huy1, , Đỗ Ngọc Sơn2, Nguyễn Trung Kiên1
1 Khoa Hồi sức ngoại, Bộ môn - Trung tâm Hồi sức Cấp cứu Chống độc, Bệnh Viện Quân y 103
2 Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ GFAP huyết thanh ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, tiến cứu 56 BN chẩn đoán CTSN nặng. Các BN được điều trị theo phác đồ chung, lấy bệnh phẩm máu tại các thời điểm nhập viện, giờ thứ 6, 12, 24, 48, 72 giờ sau nhập viện và đánh giá kết cục sau 28 ngày nhập viện. Mẫu được bảo quản lạnh sâu (-80°C) tới khi sử dụng và xác định nồng độ GFAP huyết thanh bằng bộ kít ELISA hãng MyBiosource. Số liệu theo bệnh án nghiên cứu được mã hóa và xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả: Nồng độ GFAP huyết thanh ở nhóm BN tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống ở tất cả các thời điểm. Nồng độ GFAP huyết thanh tại các thời điểm T1, T2, T3, T4, T5 đều có giá trị AUC tốt trong tiên lượng tử vong, thời điểm T3 có AUC (0,832) lớn nhất, điểm cắt 76,724 pg/mL với độ nhạy 76,9% và độ đặc hiệu 87,9%. Kết luận: Nồng độ GFAP huyết thanh thời điểm sau vào viện 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ ở các BN CTSN nặng có ý nghĩa thống kê trong tiên lượng tử vong với AUC ở mức tốt. Thời điểm sau vào viện 24 giờ, nồng độ GFAP huyết thanh có AUC lớn nhất (0,832) trong tiên lượng tử vong với điểm cắt 76,724 pg/mL, độ nhạy 76,9% và độ đặc hiệu 87,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ganne U. R. Biomarkers and prognostication in traumatic brain injury. Journal of Neuroanaesthesiology and Critical Care. 2018; 04(04):S2-S5.
2. Leonardo L. Biomarkers Associated with the outcome of traumatic brain injury patients. Brain Sci. 2017; 7(11).
3. Jussi P. P, Riikka S. T. GFAP and UCHL1 as outcome predictors in traumatic brain injury. World Neurosurgery. 2016; 87:30.
4. Ioana A. M. The effect of cerebrolysin on anxiety, depression and cognition in moderate and severe traumatic brain injury patients: A CAPTAIN II Retrospective trial analysis. Medicina. 2022; 58(648):11.
5. Tolu O. O, Whitney C. G, Mirinda G. Pre- and in-hospital mortality for moderate to severe traumatic brain injuries: An analysis of the national trauma data bank. Brain Injury. 2021; 35(3):265-274.
6. Amirmohammad B. Correlation between arterial blood gas analysis and outcome in patients with severe head trauma. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2014; 20(4):236-240.
7. Gopal K. (2021). Prospective analysis of coagulopathy associated with isolated traumatic brain injury and clinical outcome. Neurological Surgeons’ Society of India. 2021; 00:1-7.
8. Jose D. C, Jesus D. F, Juan D. O, et al. External validation of the rotterdam computed tomography score in the prediction of mortality in severe traumatic brain injury. J Neurosci Rural Pract. 2017; 8 (Suppl 1):S23-S26.
9. Stefania M, Linda P, Andras B, et al. Neuronal and glial markers are differently associated with computed tomography findings and outcome in patients with severe traumatic brain injury: A case control study. Crit Care. 2011; 15(3):R156.
10. Marion M. K, Florian E, Niklas M. C. Serum GFAP and UCH-L1 for the prediction of neurological outcome in comatose cardiac arrest patients. European Resuscitation Council. 2020; (154):61-68.