ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN THẬN SỐNG TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá diễn tiến chức năng thận ở giai đoạn sớm sau ghép và xác định tỷ lệ các biến chứng xảy ra sau ghép thận từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 608 trường hợp (TH) được ghép thận từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2016 - 31/12/2022. Các biến số được ghi nhận gồm đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người hiến, người nhận thận, chức năng thận và biến chứng sau ghép. Kết quả: Nghiên cứu trên 608 TH cho thấy chức năng thận sau ghép có hiện tượng giảm trong 3 tháng đầu, sau đó tăng dần có ý nghĩa ở thời điểm 12 tháng. Các biến chứng sau ghép xảy ra nhiều trong 3 tháng đầu. Thải ghép chiếm 5,76%, chủ yếu trong 3 tháng đầu. Biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phổi là thường gặp nhất, với tỷ lệ lần lượt là 7,4% và 8,06%. Không có TH nào trì hoãn chức năng thận ghép. Sau ghép 1 năm, sống còn của bệnh nhân (BN) và thận ghép lần lượt là 99,2% và 98,6%. Kết luận: Kết quả ghép thận trong năm đầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy khá khả quan với chức năng thận sau ghép diễn tiến thuận lợi, sống còn của BN và thận ghép cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ghép thận, Người hiến thận sống, Chức năng thận ghép, Biến chứng sau ghép, Sống còn của bệnh nhân, Sống còn của thận ghép
Tài liệu tham khảo
2. Hariharan S, McBride MA, Cherikh WS, Tolleris CB, Bresnahan BA, Johnson CP. Post-transplant renal function in the first year predicts long-term kidney transplant survival. Kidney International. Jul 2002; 62(1):311-318. DOI: 10.1046/j.1523-1755.2002.00424.x.
3. Watson CJE, Friend PJ. Surgical techniques of kidney transplantation. Kidney Transplantation: Principles and Practice. 7th ed. Elsevier. 2014:161-175.
4. Pinto H, Leal R, Rodrigues L, et al. Surgical complications in early post-transplant kidney recipients. Transplantation Proceedings. May 2017; 49(4):821-823. DOI: 10.1016/ j.transproceed.2017.03.010.
5. Bzoma B, Kostro J, Debska-Slizien A, et al. Treatment of the lymphocele after kidney transplantation: A single-center experience. Transplantation Proceedings. Jun 2016; 48(5):1637-1640. DOI: 10.1016/j.transproceed.2016.03.025.
6. Mukhopadhyay P, Gupta KL, Kumar V, et al. Predictors of allograft survival and patient survival in living donor renal transplant recipients. Indian Journal of Transplantation. 2017; 11. Wolters Kluwer.
7. Yalci A, Celebi ZK, Ozbas B, et al. Evaluation of infectious complications in the first year after kidney transplantation. Transplantation Proceedings. Jun 2015; 47(5):1429-1432. DOI: 10.1016/j.transproceed.2015.04.056.
8. Lee SH, Huh KH, Joo DJ, et al. Risk factors for Pneumocystis jirovecii pneumonia (PJP) in kidney transplantation recipients. Scientific reports. May 8 2017; 7(1):1571. DOI: 10.1038/s41598-017-01818-w.
9. Demey B, Tinez C, Francois C, et al. Risk factors for BK virus viremia and nephropathy after kidney transplantation: A systematic review. Journal of clinical virology: The Official Publication Of The Pan American Society for Clinical Virology. Dec 2018; 109:6-12. DOI: 10.1016/j.jcv.2018.10.002.
10. Kwon H, Kim YH, Choi JY, et al. Analysis of 4000 kidney transplantations in a single center: Across immunological barriers. Medicine. Aug 2016; 95(32):e4249. DOI: 10.1097/md.0000000000004249.