KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của tình trạng viêm âm đạo (VAĐ), việc sử dụng thuốc đến hiệu quả điều trị VAĐ, khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân (BN) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ bệnh án và bảng trả lời câu hỏi của 186 BN được chẩn đoán VAĐ trong 350 phụ nữ đến khám từ tháng 12/2020 - 5/2022. Kết quả: Tác nhân gây bệnh là nấm Candida (46,8%), vi khuẩn (46,2%), nhiễm kết hợp vi khuẩn + nấm (7%). Sự phối hợp 2 thuốc gồm thuốc đặt + dùng ngoài (46,2%), nhóm thuốc kháng nấm (54,8%), tỷ lệ phối hợp giữa thuốc kháng sinh - kháng nấm (72,6%). Có mối liên quan giữa tuổi, tình trạng hôn nhân với tỷ lệ VAĐ có ý nghĩa thống kê. BN có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về VAĐ lần lượt là 51,7%, 53,7% và 51,1%. Kết luận: Cần tăng cường chỉ định xét nghiệm, sử dụng thuốc hợp lý, giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ về VAĐ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm âm đạo, Nấm Candida, Phối hợp thuốc kháng nấm kháng khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Võ Văn Khoa, Phạm Mai Lan. Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược Huế. 2017; 7(4):83-89.
3. Nguyễn Thị Quyên. Khảo sát tình hình bệnh viêm âm đạo và sử dụng thuốc trong điều trị tại bệnh viện sản nhi Cà Mau. Đại học Y Dược TP.HCM. 2013.
4. Võ Văn Nhỏ. Viêm âm đạo ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ khám tại Bệnh viện Quận 12: Tác nhân, kiến thức, thái độ và thực hành. Đại học Y Dược TP.HCM. 2010.
5. Nhữ Thị Hoa. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc huyết trắng bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm đạo đến khám tại các Bệnh viện tuyến 2, TP. HCM. Đại học Y Dược TP.HCM. 2005.
6. Phạm Mỹ Hoài, Hồ Hải Linh, Hoàng Thị Hường, Hứa Hồng Hà. Thực trạng và kết quả điều trị nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở BN đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 514(2).
7. Zhang XJ, Shen Q, Wang GY, et al. Risk factors for reproductive tract infections among married women in rural areas of Anhui Province, China. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 2009; 147(2):187-191.
8. Phạm Thị Kim Chị, Phan Trung Hòa. Khảo sát điều trị viêm âm đạo tại phòng khám bệnh viện Hùng Vương và xây dựng phần mềm hỗ trợ kê toa. Đại học Y Dược TP.HCM. 2010.
9. Châu Trần Băng Thanh, Nguyễn Duy Tài. Tỷ lệ viêm âm đạo do ba tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 18 đến 55 tuổi tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y Dược TP.HCM. 2011.
10. Lê Văn Hiền, Trần Thị Lợi. Khảo sát tỷ lệ hiện mắc viêm âm đạo ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP.HCM. 2004; 7(1):9-12.
11. Nguyễn Thế Anh. Khảo sát tình hình bệnh viêm đạo và sử dụng thuốc tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại học Y Dược TP.HCM; 2016.
12. Phan Trung Thuấn, Trần Đình Bình, Đinh Thanh Huề, Đinh Phong Sơn, Trương Kiều Oanh, Trương Hoài Phong. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống viêm nhiễm sinh dục dưới của phụ nữ khmer trong độ tuổi 15 - 49 tại Cần Thơ năm 2016. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2016; 32(6):113.