KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT U TUYẾN THƯỢNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 GIAI ĐOẠN 2021 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét các phương pháp phẫu thuật và khảo sát một số yếu tố liên quan đến lựa chọn phương pháp phẫu thuật u tuyến thượng thận (TTT) tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2021-2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 27 bệnh nhân (BN) có kết quả giải phẫu bệnh lý là u TTT tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 103 được thu thập từ tháng 10/2021 - 01/2024. Thu thập kết quả giải phẫu bệnh lý, kích thước khối u, thời gian phẫu thuật, diễn biễn huyết động, các tai biến và biến chứng trong phẫu thuật. Kết quả: Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt u được thực hiện nhiều nhất (21/27 BN; 77,8%); phẫu thuật mổ mở cắt u được tiến hành trên 5/27 trường hợp (18,5%). Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt u được chỉ định cho các u có kích thước < 6cm, phương pháp mổ mở cắt u được chỉ định cho ung thư biểu mô TTT hoặc các khối u có kích thước > 10cm; kích thước khối u từ 6 - 10cm cân nhắc giữa hai phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt u TTT là phương pháp được sử dụng nhiều nhất; kích thước khối u, tính chất nghi ngờ ác tính và đặc điểm giải phẫu bệnh của khối u là các yếu tố xem xét cho việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U tuyến thượng thận, U sắc tuỷ bào thượng thận, U vỏ tuyến thượng thận
Tài liệu tham khảo
2. Giovanni Alemanno, Carlo Bergamini, Paolo Prosperi, Andrea Valeri. Adrenalectomy: Indications and options for treatment. Updates in Surgery. 2017; 69(2):119-125.
3. Lim SK, Rha KH. Surgery of the adrenal glands. In: Partin AW, ed. Campbell-Walsh-Wein Urology. Elsevier Science12th ed. 2020:2405-2426.
4. Smith CD, Weber CJ, Amerson JR. Laparoscopic adrenalectomy: New gold standard. World journal of surgery. 1999; 23(4):389-396.
5. Ngô Xuân Thái, Trần Ngọc Sinh. Vũ Lê Chuyên. Kết quả điều trị phẫu thuật 251 trường hợp cắt bướu tuyến thượng thận trong một nghiên cứu đa trung tâm. Tạp chí Y học Thực hành. 2009; 650(3):29-34.
6. Battistella E, Ferrari S, Pomba L, Toniato A. Adrenal surgery: Review of 35 years experience in a single centre. Surg Oncol. 2021; 37(101554).
7. Magda Marek-Safiejko, Kamil Safiejko, Jerzy Łukaszewicz, Jacek Dadan, Robert J Ładny, Robert Kozłowski, Piotr Wojskowicz, Piotr Myśliwiec. A comparison of two approaches to laparoscopic adrenalectomy: Lateral transperitoneal versus posterior retroperitoneal approach. Adv Clin Exp Med. 2016; 25(5):829-835.
8. Aurel Ottlakan, Attila Pasz., Zsolt Simonka, Szabolcs Abraham, Bernadett Borda, Marton Vas, Bela Teleky, Adam Balogh, Gyorgy Lazar. Laparoscopic transperitoneal and retroperitoneal adrenalectomy: A 20 year, single institution experience with an analysis of the learning curve and tumor size. Surgical Endoscopy. 2020; 34:5421-5427.
9. Shen ZJ, Chen SW, Wang S, et al. Predictive factors for open conversion of laparoscopic adrenalectomy a 13-year review of 456 cases. J Endourol. 2007; 21(11):1333-1337.