ĐƯỜNG CONG HỌC TẬP TRONG CÁCH TIẾP CẬN CAN THIỆP KHÔNG CHIẾU TIA X TRIỆT ĐỐT RỐI LOẠN NHỊP THẤT KHỞI PHÁT TỪ ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI

Vũ Văn Bạ1, Lê Tiến Dũng1, Hoàng Trung Kiên1, Đỗ Đức Thịnh1, Nguyễn Mạnh Hùng1, Nguyễn Đình Hoàn1, Lương Công Thức2,3, , Phan Đình Phong4, Trần Tất Đạt5
1 Bệnh viện E
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
4 Đại học Y Hà Nội
5 Bệnh viện Bưu điện

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thể hiện đường cong học tập trong cách tiếp cận can thiệp không chiếu tia X triệt đốt rối loạn nhịp (RLN) thất khởi phát từ đường ra thất phải (ĐRTP) sử dụng hệ thống lập bản đồ ba chiều (3D). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 63 bệnh nhân (BN) bị RLN thất từ ĐRTP đã được triệt đốt RLN với cách tiếp cận không chiếu tia X, sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E từ tháng 5/2020 - 9/2022. Chia BN thành hai nhóm theo trình tự thời gian tiến hành thủ thuật: Nhóm đầu gồm 32 BN (từ 5/2020 - 9/2021), nhóm cuối gồm 31 BN (từ 10/2021 - 9/2022). Kết quả: Thời gian lập bản đồ và thời gian thủ thuật ở nhóm cuối thấp hơn so với nhóm đầu, với p < 0,05. Tỷ lệ thành công sau theo dõi khác biệt giữa nhóm đầu (78,1%) và nhóm cuối (96,8%), với p = 0,03. Biến chứng của thủ thuật chủ yếu là block nhánh phải thoáng qua (4,8%), gặp ở cả hai nhóm. Không có biến chứng nặng. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thời gian thủ thuật, thời gian lập bản đồ và kết quả lâu dài của can thiệp triệt đốt với cách tiếp cận không chiếu tia X cho RLN thất khởi phát từ ĐRTP được cải thiện khi kinh nghiệm được tích luỹ theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zoppo F, Licciardello C, Favaro G, et al. Safety steps for a non-fluoroscopic approach in right-sided electrophysiology procedures: A point of view. Indian Pacing Electrophysiol J. 2019.
2. Anderson C, Martinez AR, Razminia M, Clark J. Zero Fluoroscopy Ablation: Recent trends in radiation exposure in the EP Lab. Current Treatment Options in Pediatrics. 2019; 5:343-355.
3. Kim YH, Chen SA, Ernst S, et al. 2019 APHRS expert consensus statement on three-dimensional mapping systems for tachycardia developed in collaboration with HRS, EHRA, and LAHRS. J Arrhythm. 2020; 36:215-270.
4. Vu Ba Van, Phan Phong Dinh, Pham Linh Tran, et al. Efficacy and safety of zero-fluoroscopy ablation of ventricular arrhythmias originating from the right ventricular outflow tract: Comparison with fluoroscopy-guided ablation without a three-dimensional electroanatomic mapping system. J Arrhythm. 2023; 39:185-191.
5. Vũ Văn Bạ, Lương Công Thức, Phan Đình Phong. Kế quả triệt đốt rối loạn nhịp thất khởi phát từ đường ra thất phải bằng năng lượng sóng có tần số radio sử dụng phương pháp lập bản đồ ba chiều giảm chiếu tia X. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 529.
6. Drago F, Silvetti MS, Di Pino A, Grutter G, Bevilacqua M, Leibovich S. Exclusion of fluoroscopy during ablation treatment of right accessory pathway in children. J Cardiovasc Electrophysiol. 2002; 13:778-782.
7. Calvo N, Jongbloed M, Zeppenfeld K. Radiofrequency catheter ablation of idiopathic right ventricular outflow tract arrhythmias. Indian Pacing Electrophysiol J. 2013; 13:14-33.
8. Cronin EM, Bogun FM, Maury P, et al. 2019 HRS/EHRA/APHRS/LAHRS expert consensus statement on catheter ablation of ventricular arrhythmias. Europace. 2019; 21:1143-1144.
9. Wang Y, Chen GZ, Yao Y, et al. Ablation of idiopathic ventricular arrhythmia using zero-fluoroscopy approach with equivalent efficacy and less fatigue: A multicenter comparative study. Medicine (Baltimore). 2017; 96:e6080.
10. Riccardo Proietti YW, Yan Yao, Guo Qiang Zhong, Shu Lin Wu, Félix Ayala-Paredes. Learning curve of zero fluoroscopy. Cardiac Electrophysiology Without Fluoroscopy: Springer Nature Switzerland AG. 2019:65-78.