NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN GIẢ BỆNH Ở NAM QUÂN NHÂN

Cao Văn Hiệp1, , Bùi Quang Huy1, Đỗ Xuân Tĩnh1, Đinh Việt Hùng1, Nguyễn Văn Linh1, Nguyễn Đình Khanh1
1 Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn giả bệnh ở nam quân nhân. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, chọn mẫu toàn bộ trên 44 nam quân nhân được chẩn đoán rối loạn giả bệnh theo ICD-10, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12/2022 - 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 21,41 ± 2,63, hầu hết (88,64%) trong độ tuổi 18 - 25, đa số (61,36%) là chiến sĩ có cấp bậc thấp. Hơn một nửa (52,28%) đối tượng nghiên cứu khởi phát trong vòng 3 tháng đầu sau nhập ngũ. Các triệu chứng giống trầm cảm và giống cơn co giật kiểu động kinh gặp nhiều nhất (lần lượt 50% và 38,63%), 50% với mục đích là không tiếp tục phục vụ trong quân đội. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của rối loạn giả bệnh trong quân đội diễn biến đa dạng, hay gặp ở đối tượng trẻ, cấp bậc thấp. Các triệu chứng giống trầm cảm và giống cơn co giật kiểu động kinh gặp nhiều nhất, với mục đích chủ yếu là không tiếp tục phục vụ trong quân đội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Boland R, Verdiun M, Ruiz P. Lippincott Williams & Wilkins. Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry. 2021; 12 (20):1847.
2. Cao Tiến Đức, Cao Văn Hiệp, Huỳnh Ngọc Lăng. Kết quả 5 năm giám định ở Hội đồng Giám định Y khoa bệnh Tâm thần Bộ Quốc phòng. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2017; 42(6):121-126.
3. Lande RG, Williams LB. Prevalence and characteristics of military malingering. Military Medicine. Jan 2013; 178(1): 50-54. DOI:10.7205/milmed-d-12-00138.
4. Schnellbacher S, O’Mara HJCpr. Identifying and managing malingering and factitious disorder in the military. Current Psychiatry Reports. 2016; 18:1-7.
5. Rogers R, Chang YT, Pan MJ TJotA ApP, Law t. Assessment of Malingering among Servicemembers with a Focused Examination of Explanatory Models. The Journal of the American Academy of Psychiatry and the Law. 2022; 50(2):194-199.
6. Yates GP, Feldman MDJGhp. Factitious disorder: A systematic review of 455 cases in the professional literature. General Hospital Psychiatry. 2016; 41:20-28.
7. Qasim SS, Samman AM, Alalwan AA, et al. Factitious disorder in seven patients: A saudi experience. Cureus. 2021; 13(3).
8. Palmer I, Halligan P, Bass C, Oakley D. Malingering and illness deception. OUP Oxford. 2003; 2:42-53.