PHÂN LOẠI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐƯỜNG MẬT Ở BỆNH NHÂN SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hẹp đường mật (HĐM) là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân (BN) sỏi đường mật chính tại Việt Nam và khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị sỏi và là một nguyên nhân chính của sỏi tái phát, khiến BN phải mổ lại nhiều lần. Đồng thời sỏi mật lại gây viêm đường mật tái diễn, tắc mật hoặc xơ gan mật, tạo điều kiện cho hình thành HĐM. Có nhiều cách phân loại HĐM nhằm đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị hợp lý. Để đánh giá hẹp một cách hoàn chỉnh thì nội soi đường mật (NSĐM) kết hợp X-quang và sau đó là cộng hưởng từ mật tụy (Magnetic resonance cholangiopancreatography - MRCP) và cắt lớp vi tính (CLVT) là các phương pháp có giá trị cao. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị HĐM ở BN sỏi đường mật chính. Trong đó NSĐM để tán sỏi, nong HĐM và đặt stent qua các kênh dẫn lưu hoặc trong mổ là phương pháp ít xâm hại được áp dụng rộng rãi, cho thấy tính hiệu quả và an toàn với tỷ lệ sạch sỏi, hết HĐM cao, tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp. Tuy nhiên, trong tương lai cũng cần có nhiều hơn các nghiên cứu đánh giá kết quả xa trong thời gian dài.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp đường mật, Sỏi đường mật chính, Nội soi đường mật, Nong đường mật, Stent đường mật
Tài liệu tham khảo
2. Phùng Tấn Cường. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HĐM trong gan do sỏi mật bằng chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP). Nhà xuất bản Y học. 2012.
3. American Society for Gastrointestinal Endoscopy (ASGE) guideline on the role of endoscopy in the diagnosis of malignancy in biliary strictures of undetermined etiology: Summary and recommendations. ASGE database. https://www.asge.org/docs/default-source/guidelines/sfvrsn=570ac85c_1. Accessed January 7, 2023.
4. Tokyo guidelines 2018, Japanese Society of Hepato- Biliary- Pancreatic surgery database. https://www.jshbps.jp/ modules/en/index.php?content_id=47.Accessed December 7, 2018.
5. ACG clinical guideline: Diagnosis and management of biliary strictures. American College of Gastroenterology database. https://gi.org/guidelines/ biliarystrictures/2736. Accessed June 9, 2023.
6. Lee SK, Seo DW, Myung SJ, Park ET, Lim BC, Kim HJ, et al. Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: An evaluation of long-term results and risk factors for recurrence. Gastrointestinal Endoscopy. 2001; 53:318-323.
7. Nakai Y, Isayama H, Wang HP, et al. International consensus statements for endoscopic management of distal biliary stricture. J Gastroenterol Hepatol. 2020; 35:967-979.
8. Wong MY, Saxena P, & Kaffes AJ. Benign biliary strictures: A systematic review on endoscopic treatment options. Diagnostics. 2020; 10(4):221.
9. Ayoub F, Othman MO. Guidelines on cholangioscopy for indeterminate biliary strictures: One step closer to consensus. Hepatobiliary Surgery and Nutrition. 2023; 12(5):776.
10. Rey Rubiano AM, González-Teshima LY. Clinical practice guideline on the use of single-operator cholangioscopy in the diagnosis of indeterminate biliary stricture and the treatment of difficult biliary stones. Surgical Endoscopy. 2024; 38(2):499-510.