KHẢO SÁT NGUY CƠ TỬ VONG THEO THANG ĐIỂM ARO Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ tử vong (NCTV) do mọi nguyên nhân theo thang điểm ARO và mối liên quan với một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 132 BN LMCK được đánh giá NCTV do mọi nguyên nhân trong 1 năm, 2 năm bằng thang điểm ARO trên phần mềm online: https://aro-score.askimed.com/ với các biến số: Tuổi, nguyên nhân bệnh thận mạn, tiền sử hút thuốc, bệnh tim mạch, ung thư, BMI, đường vào mạch máu trong 90 ngày đầu, tốc độ bơm máu, hemoglobin, nồng độ ferritin, CRP, creatinine, canxi, và albumin máu. NCTV được chia 3 mức độ: Thấp, vừa, cao. Kết quả: Điểm NCTV trong 1 năm 13,4 ± 11,4%, tỷ lệ BN có NCTV ở mức thấp 39,4%, mức vừa 37,9%, mức cao 22,7%. Điểm NCTV trong 2 năm 18,4 ± 14,5%, tỷ lệ BN có NCTV mức thấp 52,3%, vừa 24,2%, cao 23,5%. Điểm NCTV cao hơn ở BN cao tuổi, giảm nồng độ HDL-C, rối loạn lipid máu, tăng nồng độ CRP máu nhưng không liên quan với giới tính, nồng độ cholesterol, triglycerid, LDL-C máu. Kết luận: NCTV trong 1 năm, 2 năm ở BN LMCK cao. Tuổi cao, rối loạn lipid máu, HDL-C máu giảm, CRP máu cao làm tăng NCTV ở BN LMCK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thang điểm ARO, Lọc máu chu kỳ, Nguy cơ tử vong
Tài liệu tham khảo
2. Msaad R, Essadik R, Mohtadi K, et al. Predictors of mortality in hemodialysis patients. Pan Afr Med J. 2019; 33:61.
3. Floege J, Gillespie IA, Kronenberg F, et al. Development and validation of a predictive mortality risk score from a European hemodialysis cohort. Kidney Int. 2015; 87(5):996-1008.
4. De Francisco ALM, Kim J, Anker SD, et al. An epidemiological study of hemodialysis patients based on the European Fresenius Medical Care hemodialysis network: Results of the ARO study. Nephron Clin Pract. 2011; 118(2):c143-c154.
5. Garagarza C, Valente A, Caetano C, et al. Hypophosphatemia: Nutritional status, body composition, and mortality in hemodialysis patients. Int Urol Nephrol. 2017; 49(7):1243-1250.
6. Anker SD, Gillespie IA, Eckardt KU, et al. Development and validation of cardiovascular risk scores for haemodialysis patients. Int J Cardiol. 2016; 216:68-77.
7. Coric A, Resic H, Celik D, et al. Mortality in hemodialysis patients over 65 years of age. Mater Socio-Medica. 2015; 27(2):91-94.
8. Iseki K, Tozawa M, Yoshi S, et al. Serum C-reactive protein (CRP) and risk of death in chronic dialysis patients. Nephrol Dial Transplant Off Publ Eur Dial Transpl Assoc - Eur Ren Assoc. 1999; 14(8):1956-1960.
9. Navaneethan SD, Schold JD, Walther CP, et al. HDL-cholesterol and causes of death in chronic kidney disease. J Clin Lipidol. 2018; 12(4): 1061-1071.e7.
10. Noh HW, Jeon Y, Kim JH, et al. Higher serum total cholesterol to high-density lipoprotein cholesterol ratio is associated with increased mortality among incident peritoneal dialysis patients. Nutrients. 2021; 14(1):144.