NGHIÊN CỨU SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM

Hoàng Văn Quân1, Nguyễn Duy Toàn1, , Nguyễn Văn Sơn2
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Khoa Nội Tim mạch - Lão khoa, Bệnh viện C Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sức căng dọc thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim (speckle tracking echocardiography - STE) và mối liên quan giữa sức căng dọc thất trái với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích, chọn mẫu thuận tiện trên 44 BN NMCT cấp tính, chẩn đoán xác định dựa theo Đồng thuận toàn cầu lần thứ tư năm 2018 tại Trung tâm Tim Mạch, Bệnh viện Quân y 103, STE bằng máy siêu âm Phillips Epiq 7C và phân tích kết quả bằng phần mềm QLAB version 9.0. Kết quả: Sức căng dọc thất trái toàn bộ (GLS) chung của nhóm nghiên cứu (%) ( ± SD): -10,8 ± 3,9. GLS giảm có liên quan với số vùng rối loạn vận động trên siêu âm 2D (p < 0,05). GLS tương quan thuận, mức độ vừa với tần số tim (r = 0,41; p < 0,01) và tương quan thuận mức độ vừa với LVEF % theo phương pháp Simpson (r = 0,36; p < 0,05). Kết luận: Sức căng dọc thất trái toàn bộ ở BN NMCT cấp giảm, GLS có liên quan với số vùng rối loạn vận động trên siêu âm 2D (p < 0,05). Sức căng dọc thất trái toàn bộ tương quan thuận, mức độ vừa với tần số tim và LVEF đo bằng phương pháp Simpson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ersbøll M, Valeur N, et al. Prediction of all-cause mortality and heart failure admissions from global left ventricular longitudinal strain in patients with acute myocardial infarction and preserved left ventricular ejection fraction. J Am Coll Cardiol. 2013; 61(23):2365-2373.
2. Ngô Đức Kỷ, Nguyễn Huy Lợi, Lê Thị Thúy và CS. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên có can thiệp mạch vành qua da thì đầu ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 503:243-246.
3. Iwahashi N, Kirigaya J, Abe T, et al. Impact of three-dimensional global longitudinal strain for patients with acute myocardial infarction'. European Heart Journal-Cardiovascular Imaging. 2021; 22(12):1413-1424.
4. Nguyễn Thị Thu Hoài, Phùng Thị Lý, Đỗ Doãn Lợi và CS. Giá trị của phương pháp siêu âm Speckle Tracking trong dự đoán tắc động mạch vành cấp ở các bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên có phân số tống máu bảo tồn. Tim mạch học Việt Nam. 2015; 69(156):98-108.
5. Sun Hwa Lee, Sang-Rok Lee, et al. Usefulness of myocardial longitudinal strain in prediction of heart failure in patients with successfully reperfused anterior wall st-segment elevation myocardial infarction. Korean Circ J. 2019; 49(10):960-972.
6. Ismail AM, Samy W, Aly R, Fawzy S, Hussein K. Longitudinal strain in patients with STEMI using speckle tracking echocardiography. Correlation with peak infarction mass and ejection fraction. The Egyptian Journal of Critical Care Medicine. 2015; 3(2-3):45-53.
7. Taylor RJ, Moody WE, et al. Myocardial strain measurement with feature-tracking cardiovascular magnetic resonance: Normal values. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2015; 16(8): 871-881.
8. Bansal M, Kasliwal RR. How do I do it? Speckle-tracking echocardiography. Indian Heart Journal. 2013; 65(1):117.
9. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, Chaitman BR, Bax JJ, Morrow DA, et al. Executive group on behalf of the joint european society of cardiology (ESC)/american college of cardiology (ACC)/american heart association (AHA)/world heart federation (WHF) task force for the universal definition of myocardial infarction. ''Fourth universal definition of myocardial infarction (2018)''. Circulation. 2018; 138(20):e618-e651.