ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chẩn đoán thủng dạ dày - tá tràng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu và mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân (BN) được chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang và được phẫu thuật chẩn đoán xác định là thủng dạ dày - tá tràng từ tháng 7/2021 - 6/2023. Kết quả: Vị trí thủng hay gặp nhất là hành tá tràng 57 BN (68,67%), ít gặp nhất là đáy - thân vị 3 BN (3,61%). Nguyên nhân hay gặp nhất là thủng do loét 61 BN (73,5%). Dấu hiệu khí tự do ổ bụng gặp ở 80 BN (96,4%). Nhóm BN thủng hang môn vị - hành tá tràng: Khí dưới vòm hoành 64 BN (92,8%), khí quanh dây chằng tròn/liềm 52 BN (75,4%), khí quanh khoảng cửa 40 BN (58%) có tỷ lệ cao hơn nhóm thủng tá tràng đoạn cố định (0 - 9,1%) (p < 0,05). Khí khoang sau phúc mạc hay gặp ở nhóm thủng tá tràng đoạn cố định 5 BN (54,5%). Dấu hiệu mất liên tục thành dạ dày - tá tràng 68 BN (81,9%), bóng khí lân cận 66 BN (79,5%), dày thành dạ dày - tá tràng 75 BN (90,4%), thâm nhiễm mỡ xung quanh 78 BN (94%), tụ dịch lân cận 55 BN (66,3%), thành dạ dày - tá tràng ngấm thuốc kém 73 BN (88%) xuất hiện với tỷ lệ cao ở các nhóm vị trí thủng, không có sự khác biệt giữa các nhóm. Kết luận: Khí tự do ổ bụng xuất hiện với tỷ lệ cao trong thủng dạ dày - tá tràng, sự phân bố khí có sự khác nhau giữa các vị trí thủng dạ dày - tá tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thủng dạ dày - tá tràng, Phân bố khí tự do ổ bụng, Vị trí lỗ thủng
Tài liệu tham khảo
2. Tanner TN, Hall BR, Oran J. Pneumoperitoneum. Surgical Clinics of North America. 2018; 98(5):915-932. DOI:10.1016/j.suc.2018.06.004.
3. Xu X, Dong HC, Yao Z, Zhao YZ. Risk factors for postoperative sepsis in patients with gastrointestinal perforation. World J Clin Cases. 2020; 8(4):670-678. DOI:10.12998/ wjcc.v8.i4.670.
4. Cadenas Rodríguez L, Martí de Gracia M, Saturio Galán N, Pérez Dueñas V, Salvatierra Arrieta L, Garzón Moll G. [Use of multidetector computed tomography for locating the site of gastrointestinal tract perforations]. Cir Esp. 2013; 91(5):316-323. DOI:10.1016/j.ciresp.2012.06.004.
5. Klein JS, Brant WE, Vinson EN, Helms CA. Brant and Helms’ Fundamentals of Diagnostic Radiology. Wolters Kluwer; 2018.
6. Ashi M, Saleh A, Albargi S, Babkour S, Banjar A, Ghazawi M. Isolated duodenal injury following blunt abdominal trauma. Radiology Case Reports. 2020; 15(7):939-942. DOI:10.1016/j.radcr.2020.04.048.
7. García Santos E, Soto Sánchez A, Verde JM, Marini CP, Asensio JA, Petrone P. Lesiones duodenales secundarias a traumatismo: Revisión de la literatura. Cirugía Española. 2015; 93(2):68-74. DOI:10.1016/ j.ciresp.2014.08.004.
8. Lee D, Park M hyun, Shin BS, Jeon GS. Multidetector CT diagnosis of non-traumatic gastroduodenal perforation. Journal of Medical Imaging and Radiation Oncology. 2016; 60(2):182-186. DOI:10.1111/1754-9485.12408.
9. Bhattacharjee HK, Misra MC, Kumar S, Bansal VK. Duodenal perforation following blunt abdominal trauma. Journal of Emergencies, Trauma, and Shock. 2011; 4(4):514. DOI:10.4103/0974-2700.86650.
10. Drakopoulos D, Arcon J, Freitag P, et al. Correlation of gastrointestinal perforation location and amount of free air and ascites on CT imaging. Abdom Radiol. 2021; 46(10):4536-4547. DOI:10.1007/s00261-021-03128-2.