KHẢO SÁT KHÚC XẠ TRÊN MẮT MỔ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH CÓ ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát khúc xạ đích trên mắt đã mổ đục thể thủy tinh bẩm sinh (TTTBS) có đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 mắt được chẩn đoán đục TTTBS, được phẫu thuật lấy thể thủy tinh (TTT) ngoài bao, đặt TTTNT khi trẻ 2 - 16 tuổi trong khoảng thời gian từ ngày 01/6/2019 - 01/6/2020 tại Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương. Khảo sát tình hình khúc xạ sau mổ 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình phẫu thuật là 6,22 ± 2,86. Tất cả mắt sau phẫu thuật đều có khúc xạ tồn dư (KXTD), đa số là viễn thị (62,3%). Khúc xạ tương đương cầu (KXTĐC) trung bình là +0.94 ± 2,38D. 96,2% mắt có chênh lệch KXTD và KXTĐC đích, thay đổi từ 0 - 9,0D. 98,1% mắt có loạn thị, trung bình là +1,73 ± 0,95D, chủ yếu là loạn thị ngược (60,4%). 96,9% có lệch khúc xạ giữa hai mắt. 45,3% mắt có thị lực chỉnh kính tối đa ≥ 20/60. Bệnh nhân (BN) bị đục TTT một mắt cho kết quả KXTD kém hơn và độ lệch khúc xạ cao hơn nhóm đục TTT hai mắt. Tuổi phẫu thuật càng lớn KXTD càng nhỏ. Kết luận: KXTD sau phẫu thuật đục TTT bẩm sinh, thay TTTNT gặp ở tất cả các mắt, đa số là viễn thị. BN bị đục TTT một mắt tiên lượng thường nặng hơn nhóm đục TTT hai mắt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đục thể thủy tinh bẩm sinh, Khúc xạ tồn dư, Khúc xạ đích
Tài liệu tham khảo
2. Ventura M, Sampaio V, Ventura B, Ventura L, Nosé W. Congenital cataract surgery with intraocular lens implantation in microphthalmic eyes: Visual outcomes and complications. Arq Bras Oftalmol. 2013; 76:240-243. DOI: 10.1590/S0004-27492013000400011.
3. Senf Wood K, Tadros D, Trivedi R, Wilson M. Secondary intraocular lens implantation following infantile cataract surgery: Intraoperative indications, postoperative outcomes. Eye Lond Engl. 2016; 30. DOI: 10.1038/eye.2016.131.
4. Đào Thị Mai Anh. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh có đặt kính nội nhãn ở trẻ em sau 3 năm. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
5. McClatchey SK. Intraocular lens calculator for childhood cataract. J Cataract Refract Surg. 1998; 24(8):1125-1129. DOI: 10.1016/s0886-3350(98)80108-9.
6. Weakley D, Cotsonis G, Wilson ME, Plager DA, Buckley EG, Lambert SR. Anisometropia at Age 5 Years after unilateral intraocular lens implantation during infancy in the infant aphakia treatment study (IATS). Am J Ophthalmol. 2017; 180:1-7. DOI: 10.1016/j.ajo.2017.05.008.
7. Astle WF, Ingram AD, Isaza GM, Echeverri P. Paediatric pseudophakia: Analysis of intraocular lens power and myopic shift. Clin Experiment Ophthalmol. 2007; 35(3):244-251. DOI: 10.1111/j.1442-9071.2006.01446.x.
8. Valera Cornejo DA, Flores Boza A. Relationship between preoperative axial length and myopic shift over 3 years after congenital cataract surgery with primary intraocular lens implantation at the National Institute of Ophthalmology of Peru. 2007-2011. Clin Ophthalmol Auckl NZ. 2018; 12:395-399. DOI: 10.2147/ OPTH.S152560.
9. Kraus CL, Trivedi RH, Wilson ME. Intraocular lens exchange for high myopia in pseudophakic children. Eye Lond Engl. 2016; 30(9):1199-1203. DOI: 10.1038/eye.2016.152.