ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHẠY CẢM NGÀ TRÊN NHÓM SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y

Trần Thanh Trung1,2, , Trương Uyên Cường2
1 Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi
2 Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà trên học viên Học viện Quân y tại bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 96 đối tượng nghiên cứu với 183 răng được chẩn đoán nhạy cảm ngà trên đối tượng là những học viên dài hạn Quân y từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 đến khám tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02/2023 - 6/2023. Đánh giá các đặc điểm về kích thích nhạy cảm, vị trí nhạy cảm, nhóm răng nhạy cảm, nguyên nhân nhạy cảm và mức độ nhạy cảm ngà bằng dụng cụ Yeaple probe. Kết quả: Tuổi trung bình 22 ± 1,18, tỷ lệ nam/nữ = 92/4. Kích thích lạnh là loại kích thích gây nhạy cảm ngà phổ biến nhất cho đối tượng nghiên cứu (81,3%). Nhóm có số răng nhạy cảm ngà từ 1 - 2 răng chiếm đa số với 82/96 đối tượng nghiên cứu (85,4%). Nhạy cảm ngà sau khi lấy cao răng gặp nhiều nhất ở nhóm răng cửa (53,6%) và vị trí cổ răng (77,6%). Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà phổ biến nhất ở các răng nghiên cứu là do mài mòn răng (27,3%) và có tới 43,7% nhạy cảm ngà chưa rõ nguyên nhân. Theo đánh giá bằng dụng cụ Yeaple probe, mức độ nhạy cảm ngà trung bình là 38,75 ± 10,94g, chủ yếu ở mức trung bình và nhẹ trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Sau lấy cao răng, nhạy cảm ngà thường gây ra bởi kích thích lạnh, thường bị nhạy cảm ở nhóm răng cửa, vùng cổ răng, đồng thời, phần lớn các đối tượng nghiên cứu có mức độ nhạy cảm ngà vừa và nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Holland GR, Narhi MN, Addy M, et al. Guidelines for the design and conduct of clinical trials on dentine hypersensitivity. J Clin Periodontol. 1997; 24(11):803-813.
2. Chu CH. Management of dentine hypersensitivity. Dent Bull. 2010; 15(3):21-23.
3. Ritter AV, de Dias WL, Miguez P, et al. Treating cervical dentin hypersensitivity with fluoride varnish. The Journal of the American Dental Association. 2006; 137(7):1013-1020.
4. Tống Minh Sơn. Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2013; 5.
5. Davari A, Ataei E, Assarzadeh H. Dentin hypersensitivity: etiology, diagnosis and treatment; a literature review. Journal of Dentistry, Shiraz University of Medical Sciences. 2013; 14(3):136-145.
6. Tống Minh Sơn, Nguyễn Thị Nga, Trịnh Thị Thái Hà. Nhận xét tình trạng nhạy cảm ngà trong sinh viên Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - ĐH Y Hà Nội. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2014; 39:124-129.
7. Phạm Tuyết Nga. Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.