ỨNG DỤNG PCR KỸ THUẬT SỐ VI GIỌT TRONG ĐỊNH LƯỢNG TUYỆT ĐỐI NỒNG ĐỘ ARN

Nguyễn Lĩnh Toàn1,2, Bùi Khắc Cường2,3,
1 Trung tâm Nghiên cứu động vật thực nghiệm, Học viện Quân y
2 Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y
3 Trung tâm nghiên cứu động vật thực nghiệm, Học viện quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: PCR kỹ thuật số vi giọt (Droplet Digital PCR - ddPCR) là phương pháp PCR sử dụng hệ thống vi giọt, cho phép đo lường hàng nghìn sự kiện khuếch đại độc lập trong một phản ứng đơn lẻ. Kỹ thuật ddPCR cho phép sử dụng lượng mẫu và thuốc thử thấp hơn, đồng thời giảm chi phí tổng thể so với các phương pháp khác trong khi vẫn duy trì độ nhạy và độ chính xác cao. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp thực nghiệm, sử dụng ddPCR để định lượng RNA trong mẫu nghiên cứu. Quá trình định lượng trên hệ thống PCR kỹ thuật số vi giọt gồm các bước: Tạo vi giọt, khuếch đại, đọc vi giọt và phân tích dữ liệu để tính toán nồng độ RNA. Kết quả: Nồng độ RNA trong các mẫu không pha loãng, pha loãng với hệ số 10 và 100 lần lượt là 380 bản sao/µL; 40,7 bản sao/µL và 3,4 bản sao/µL. Biểu đồ phân bố tín hiệu cho thấy sự khác biệt rõ rệt về cường độ tín hiệu giữa hai quần thể vi giọt có và không có sản phẩm khuếch đại. Dữ liệu cho thấy mối tương quan tuyến tính thuận rất chặt chẽ giữa lượng RNA với hệ số pha loãng. Kết luận: PCR kỹ thuật số vi giọt là kỹ thuật có độ nhạy cao trong định lượng tuyệt đối nồng độ RNA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pinheiro LB, Coleman VA, Hindson CM, et al. Evaluation of a droplet digital polymerase chain reaction format for DNA copy number quantification. Anal Chem. Jan 17 2012; 84(2):1003-11. doi:10.1021/ac202578x.
2. Drandi D, Ferrante M, Borriero M, Ferrero S. MYD88 L265P mutation detection by ddPCR: Recommendations for screening and minimal residual disease monitoring : ddPCR for highly sensitive detection of MYD88 L265P mutation. Methods Mol Biol. 2023; 2621:57-72. doi:10.1007/978-1-0716-2950-5_5.
3. Wolter M, Felsberg J, Malzkorn B, Kaulich K, Reifenberger G. Droplet digital PCR-based analyses for robust, rapid, and sensitive molecular diagnostics of gliomas. Acta Neuropathol Commun. Mar 31 2022; 10(1):42. doi:10.1186/ s40478-022-01335-6.
4. Falzone L, Musso N, Gattuso G, et al. Sensitivity assessment of droplet digital PCR for SARS-CoV-2 detection. Int J Mol Med. Sep 2020; 46(3):957-964. doi:10.3892/ijmm.2020.4673.
5. Gezer U, Bronkhorst AJ, Holdenrieder S. The Clinical Utility of Droplet Digital PCR for Profiling Circulating Tumor DNA in Breast Cancer Patients. Diagnostics (Basel). Dec 5 2022;12(12)doi:10.3390/diagnostics12123042.
6. Dutton DG, Painter S. The battered woman syndrome: effects of severity and intermittency of abuse. Am J Orthopsychiatry. Oct 1993; 63(4):614-22. doi:10.1037/h0079474.
7. Wan L, Ma J, Gong X, et al. Droplet digital polymerase chain reaction improves the detection of BCR-ABL1 kinase domain mutation in Philadelphia chromosome-positive acute lymphoblastic leukemia. Int J Lab Hematol. Mar 29 2023; doi:10.1111/ijlh.14069
8. Maeda C, Ono Y, Hayashi A, et al. Multiplex digital PCR assay to detect multiple KRAS and GNAS mutations associated with pancreatic carcinogenesis from minimal specimen amounts. J Mol Diagn. Mar 23 2023; doi:10.1016/j.jmoldx.2023.02.007.