KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU LỖ THỦNG LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG

Lê Trọng Đại1, Nguyễn Văn Tính2, Dương Tấn Tài2, Lê Văn Lương2, Đỗ Thị Thu Mai2, Mai Đức Hùng3,
1 Phân hiệu Phía Nam, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
3 Phân hiệu phía Nam, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) khâu lỗ thủng loét dạ dày-tá tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 97 bệnh nhân (BN) viêm phúc mạc do thủng loét dạ dày-tá tràng được chỉ định PTNS khâu lỗ thủng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ 01/2021 - 3/2022. Kết quả: PTNS khâu thủng ổ loét dạ dày-tá tràng ở 97 BN gồm 83 BN nam (85,6%) và 14 BN nữ (14,4%). Tuổi trung bình 41,25 ± 14,66, nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 72 tuổi. Tỷ lệ thủng loét dạ dày 42,3%, thủng loét tá tràng 57,7%, bờ lỗ thủng mềm mại 99,0%, kích thước lỗ thủng ≤ 5 mm 93,8%. PTNS khâu lỗ thủng đơn thuần thành công 100%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 64,17 ± 16,87, nhanh nhất 40 phút, lâu nhất 120 phút. Phẫu thuật không có tai biến, biến chứng ngoại khoa và tử vong sau mổ. Các biến chứng nội khoa sau mổ, phân loại theo Clavien - Dindo từ II - IV là 5,2%. Kết quả phẫu thuật tốt, khá, trung bình có tỷ lệ lần lượt là 89,7%, 7,2%, 3,1%; kết quả phẫu thuật có liên quan với giới tính và các yếu tố nguy cơ như phân loại ASA, điểm Boey, MPI. Kết luận: PTNS khâu thủng ổ loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương là khả thi, an toàn và kết quả phẫu thuật có liên quan với giới tính, phân loại ASA, MPI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Pereira, H. Santos Sousa, D. Goncalves, et al. (2021). Surgery for perforated peptic ulcer: Is laparoscopy a new paradigm?. Minim Invasive Surg; (Article ID 8828091): 1-6.
2. A. Dadfar, T.H. Edna (2020). Epidemiology of perforating peptic ulcer: A population-based retrospective study over 40 years. World J Gastroenterol; 26(35): 5302-5313.
3. E.P. Weledji (2020). An overview of gastroduodenal perforation. Front Surg; 7: 573901.
4. Lê Bá Thảo, Chung Hoàng Phương, Nguyễn Anh Dũng (2010). Đánh giá kết quả PTNS điều trị thủng loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 14(Phụ bản của số 4): 16-19.
5. Trần Hữu Vinh (2014). Nghiên cứu ứng dụng PTNS trong điều trị thủng ổ loét dạ dày - tá tràng. Tạp chí Y học Việt Nam; tháng 8(2): 84-88.
6. A. Tarasconi, F. Coccolini, W.L. Biffl, et al (2020). Perforated and bleeding peptic ulcer: WSES guidelines. World J Emerg Surg; 15: 3.
7. Cotirleţ A., Tincu E., Coşa R., et al (2014). Laparoscopic repair for perforated duodenal ulcer. ARS Medica Tomitana; 3(78):168-172.
8. F. Coccolini, C. Tranà, M. Sartelli, et al (2015). Laparoscopic management of intra-abdominal infections: Systematic review of the literature. World J Gastrointest Surg; 7(8): 160-169.