NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI PHÁT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI PHÁT CƠN HƯNG CẢM CỦA RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tái phát và một số yếu tố liên quan đến tái phát cơn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực tái phát cơn hưng cảm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-5, điều trị nội trú tại khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 - 11/2022 nhằm tìm hiểu các đặc điểm số lần tái phát, thời gian tái phát các cơn hưng cảm và mối liên quan đến các đặc điểm điều trị. Kết quả: Số lần tái phát cơn hưng cảm trung bình là 1,67 lần, thời gian tái phát là 28,73 ± 3,36 tháng. Các BN có sử dụng thuốc có thời gian tái phát là 51 (48 - 66) tháng, dài hơn BN không dùng thuốc duy trì [18 (12 - 24) tháng]. Các BN tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc chỉnh khí sắc, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần mới có thời gian tái phát dài hơn có ý nghĩa so với các BN không sử thuốc và không tuân thủ điều trị. Không có mối liên quan giữa số lần tái phát với tuổi, giới tính, việc sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị của các BN rối loạn lưỡng cực. Kết luận: Việc tuân thủ điều trị, sử dụng các thuốc điều trị duy trì giúp kéo dài thời gian ổn định của các BN rối loạn lưỡng cực.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn lưỡng cực, Tái phát
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức, Đỗ Xuân Tĩnh (2018). Rối loạn cảm xúc lưỡng cực chẩn đoán và điều trị. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Gignac A., McGirr A., Lam R.W., et al. (2015). Recovery and recurrence following a first episode of mania: A systematic review and meta-analysis of prospectively characterized cohorts. Clin Psychiatry; 76(9): 1241-1248.
4. Najafi-Vosough R., Ghaleiha A., Faradmal J., et al. (2016). Recurrence in patients with bipolar disorder and its risk factors. Iran J Psychiatry; 11(3): 173-177.
5. Pinto J.V., Saraf G., Kozicky J., et al. (2020). Remission and recurrence in bipolar disorder: The data from health outcomes and patient evaluations in bipolar disorder (HOPE-BD) study. 268: 150-157.
6. Perlis R.H., Miyahara S., Marangell L.B., et al. (2004). Long-term implications of early onset in bipolar disorder: Data from the first 1000 participants in the systematic treatment enhancement program for bipolar disorder (STEP-BD). Biol Psychiatry; 55(9): 875-881.
7. Bromet E.J., Finch S.J., Carlson G.A., et al. (2005). Time to remission and relapse after the first hospital admission in severe bipolar disorder. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol; 40(2): 106-113.
8. Kulkarni K.R., Reddy P.V., Purty A., et al. (2018). Course and naturalistic treatment seeking among persons with first episode mania in India: A retrospective chart review with up to five years follow-up. J Affect Disord; 240: 183-186.
9. Kishi T., Matsuda Y., Sakuma K., et al. (2021). Recurrence rates in stable bipolar disorder patients after drug discontinuation v. drug maintenance: A systematic review and meta-analysis. Psychological Medicine; 51(15): 2721-2729.