NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ Ở BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021

Nguyễn Phục Hưng1, Phạm Thanh Tuấn2, Dương Xuân Chữ1, Võ Thị Mỹ Hương1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO chi nhánh Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định chi phí, cơ cấu chi phí trực tiếp y tế trong đợt điều trị nội trú hen phế quản (HPQ) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chi phí, cơ cấu chi phí trực tiếp y tế trong đợt điều trị nội trú HPQ có bảo hiểm y tế (BHYT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích trên 80 bệnh án HPQ điều trị nội trú BHYT tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ từ tháng 6/2020 - 6/2021. Kết quả: Chi phí và cơ cấu chi phí điều trị nội trú hen: chi phí trung bình/người/đợt điều trị là 5.133.123 đồng. Chi phí chiếm đa số là giường bệnh (48,89%) và thuốc (33,43%); trong chi phí thuốc, tổng chi phí thuốc corticoid, thuốc giãn phế quản và kháng sinh chiếm 76,54%. Chi phí BHYT chiếm 85,11% và chi phí người bệnh chiếm 14,89%. Các yếu tố liên quan đến chi phí và cơ cấu chi phí trực tiếp y tế bao gồm số ngày điều trị và số tiền được BHYT chi trả. Kết luận: Chi phí, cơ cấu chi phí trực tiếp y tế trong đợt điều trị nội trú HPQ chiếm phần lớn là chi phí giường bệnh. Điều trị dài ngày, tăng gánh nặng kinh tế cho nguời bệnh là điều không tránh khỏi nếu khống kiểm soát tốt các cơn HPQ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Allergy Organization (2015). Chronic obstructive pulmonary disease (copd) and asthma: Similarities and differences.
2. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HPQ - Ban hành kèm theo Quyết định số 4776 /QĐ-BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội.
3. Braman SS (2006). The global burden of asthma. Chest; 130(1): 4S-12S.
4. Global Initiative for Asthma (2020). Global strategy for asthma management and prevention.
5. Lê Thị Quỳnh Chi (2019). Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị HPQ tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh. Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa I. Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Lee Y. J., Kwon S. H., Hong S. H., Nam J. H., Song H. J., Lee J. S., Shin J. Y. (2017). Health care utilization and direct costs in mild, moderate, and severe adult asthma: A descriptive study using the 2014 south korean health insurance database. Clinical Therapeutics; 39(3): 527-536.
7. Trần Thị Minh Tâm (2019). Phân tích chi phí điều trị HPQ tại Bệnh viện quận Phú Nhuận giai đoạn 2014-2018. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược. Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Yimsawad S., Sangasapaviriya A. (2016). The cost of asthma treatment in phramongkutklao hospital: Population-based study in adults. J Med Assoc Thai; 99(1): 51-57.
9. Turktas H, Bavbek S, Sekerel B, Oksuz E, Malhan S (2018). Economic burden of adult asthma in turkey: A cost of illness study from payer perspective. J Respir Med; 2(1): 1-6.