NGHIÊN CỨU ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM BẰNG SIÊU ÂM TIM

Đoàn Văn Dũng1, , Phan Anh Tuấn2, Nguyễn Duy Toàn3
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Quân y 105
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Đánh giá áp lực động mạch phổi (ALĐMP) bằng siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) suy tim. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 60 BN được chẩn đoán suy tim điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01- 8/2022. Các BN được khám lâm sàng (LS), làm các thăm dò cận lâm sàng (CLS) và siêu âm (SA) tim đánh giá ALĐMP tâm thu. Kết quả: ALĐMP tâm thu trung bình là 43,90 ± 16,52 mmHg, 76,67% BN có tăng áp phổi (TAP), trong đó 36,67% BN tăng áp phổi mức độ nhẹ; 31,67% BN tăng áp phổi mức độ vừa; 8,33% BN tăng áp phổi mức độ nặng. ALĐMP tâm thu tương quan thuận mức độ vừa với đường kính nhĩ trái (r = 0,321; p < 0,05) và đường kính thất phải (r = 0,368; p < 0,05). Chưa thấy mối liên quan giữa ALĐMP tâm thu với tuổi, giới tính, nguyên nhân suy tim, EF% và nồng độ NT-proBNP. Sau điều trị, ALĐMP tâm thu là 35,75 ± 12,26 mmHg, giảm đáng kể so với lúc nhập viện (p < 0,05). Kết luận: Đa số BN suy tim có tăng áp phổi (76,67%). ALĐMP tâm thu có tương quan thuận mức độ vừa với đường kính nhĩ trái và đường kính thất phải. Sau điều trị, ALĐMP tâm thu giảm đáng kể so với lúc nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Miller W. L., Mahoney D. W., Enriquez-Sarano M. (2014). Quantitative Doppler-echocardiographic imaging and clinical outcomes with left ventricular systolic dysfunction: independent effect of pulmonary hypertension. Circ Cardiovasc Imaging; 7 (2): 330-336.
2. Rao S. D., Adusumalli S., Mazurek J. A. (2020). Pulmonary hypertension in heart failure patients. Card Fail Rev; 6:e05.
3. Ponikowski P., Voors A. A., Anker S. D., et al. (2016). 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J; 37(27):2129-2200.
4. Rudski L. G., Lai W. W., Afilalo J., et al. (2010). Guidelines for the echocardiographic assessment of the right heart in adults: a report from the American Society of Echocardiography endorsed by the European Association of Echocardiography, a registered branch of the European Society of Cardiology, and the Canadian Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr; 23(7):685-713.
5. Nguyễn Anh Vũ (2008). Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler. Siêu âm tim từ căn bản đến nâng cao, Nhà Xuất bản Đại học Huế:194-196.
6. Nghiêm Xuân Khánh (2017). Khảo sát dấu hiệu đuôi sao chổi trên siêu âm phổi trong đánh giá tình trạng ứ huyết phổi ở BN suy tim. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội.
7. Bursi F., McNallan S. M., Redfield M. M., et al. (2012). Pulmonary pressures and death in heart failure: a community study. J Am Coll Cardiol; 59(3):222-231.
8. Thenappan T., Shah S. J., Gomberg-Maitland M., et al. (2011). Clinical characteristics of pulmonary hypertension in patients with heart failure and preserved ejection fraction. Circ Heart Fail; 4(3):257-265.
9. Galiè N., Humbert M., Vachiery J. L., et al. (2015). 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension. European Heart Journal; 73(12): 1127-1206.
10. Lam C. S., Roger V. L., Rodeheffer R. J., et al. (2009). Pulmonary hypertension in heart failure with preserved ejection fraction: A community-based study. J Am Coll Cardiol; 53(13):1119-1126.