NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỐI HOẠT TÍNH CẢM ỨNG TIẾT CYTOKINE CỦA TẾ BÀO NK MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB - IV
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và biến đổi hoạt tính cảm ứng tiết cytokine IFN-γ của tế bào giết tự nhiên (Natural killer cell - NK) máu ngoại vi ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn IIIB - IV. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 80 BN được chẩn đoán UTPKTBN giai đoạn IIIB - IV, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2019 - 11/2021; nhóm chứng là 30 người bình thường đến khám sức khoẻ định kỳ tại Phòng Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103. Xét nghiệm hoạt tính tế bào giết tự nhiên (Natural killer cell activity - NKA) máu ngoại vi bằng phương pháp ELISA, xác định bằng nồng độ interferon gamma được tiết ra trong huyết tương bởi tế bào NK sau khi được hoạt hoá với hoạt chất Promoca, sử dụng bộ kít NK VueTM của hãng ATGen. Kết quả: Giá trị trung vị của NKA trong nhóm UTPKTBN là 116,5 pg/mL, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 769,5 pg/mL (p < 0,001). Tỷ lệ BN có NKA giảm < 200 pg/mL ở nhóm UTPKTBN và nhóm chứng lần lượt là 60% và 6,7%. Không có sự khác biệt về giá trị NKA trước và sau 1 tháng điều trị ở nhóm hoá trị (90,5 pg/mL (IQR: 64,5 - 309,5 pg/mL) so với 270,5 pg/mL (IQR: 107,75 - 406,75 pg/mL); p = 0,305) và nhóm điều trị đích (116,5 pg/mL (IQR: 46,75 - 574,50 pg/mL) so với 155,5 pg/mL (IQR: 61,5 - 727,0 pg/mL); p = 0,884). Kết luận: Giá trị NKA ở BN UTPKTBN giai đoạn IIIB - IV thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt về giá trị NKA tại thời điểm chẩn đoán và sau 1 tháng điều trị hoá chất hay điều trị đích.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi không tế bào nhỏ, Hoạt tính tế bào giết tự nhiên, Interferon gamma (IFN-γ)
Tài liệu tham khảo
2. Choi S.I., Lee S.H., Park J.Y., et al. (2019). Clinical utility of a novel natural killer cell activity assay for diagnosing non-small cell lung cancer: A prospective pilot study. Onco Targets Ther; 12: 1661-1669.
3. Choi S.I., In K.H., Kang K.H., et al. (2017). Analyses on the clinical usefulness of natural killer cell activity in non-small cell lung cancer patients. Chest; 152(4): A663.
4. Barkin J., Rodriguez-Suarez R., and Betito K. (2017). Association between natural killer cell activity and prostate cancer: A pilot study. Can J Urol; 24(2): 8708-8713.
5. Jung Y.S., Kwon M.J., Park D.I., et al. (2018). Association between natural killer cell activity and the risk of colorectal neoplasia. J Gastroenterol Hepatol; 33(4): 831-836.
6. Lee J., Park K.H., Ryu J.H., et al. (2017). Natural killer cell activity for IFN-gamma production as a supportive diagnostic marker for gastric cancer. Oncotarget; 8(41): 70431-70440.
7. Dianat-Moghadam H., Rokni M., Marofi F., et al. (2018). Natural killer cell-based immunotherapy: From transplantation toward targeting cancer stem cells. J Cell Physiol; 234(1): 259-273.
8. Pockley A.G., Vaupel P., and Multhoff G. (2020). NK cell-based therapeutics for lung cancer. Expert Opin Biol Ther; 20(1): 23-33.
9. Murta E.F., de Andrade J.M., Falcao R.P., et al. (2000). Lymphocyte subpopulations in patients with advanced breast cancer submitted to neoadjuvant chemotherapy. Tumori; 86(5): 403-407.
10. Waidhauser J., Schuh A., Trepel M., et al. (2020). Chemotherapy markedly reduces B cells but not T cells and NK cells in patients with cancer. Cancer Immunol Immunother; 69(1): 147-157.