KẾT QUẢ CHĂM SÓC DẪN LƯU KEHR TRÊN BỆNH NHÂN MỔ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc dẫn lưu Kehr trên bệnh nhân (BN) sỏi đường mật (SĐM) được phẫu thuật mở ống mật chủ (OMC) lấy sỏi dẫn lưu Kehr. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu tiến và cứu trên 56 BN SĐM chính được phẫu thuật mở OMC lấy sỏi dẫn lưu Kehr tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2020 - 10/2021. Chăm sóc dẫn lưu Kehr được thực hiện theo quy trình chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi mật của Bộ Y tế. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 60,7 ± 12,59. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm đa số (73,2%). Có 31 trường hợp mổ nội soi (55,3%) và 25 trường hợp mổ mở (44,7%). Dịch mật qua dẫn lưu Kehr trong 24 giờ đầu trung bình là 431 ± 91,4 mL, lượng dịch mật qua dẫn lưu Kehr giảm dần các ngày sau đó. Không có trường hợp nào có lẫn máu trong dịch mật qua dẫn lưu Kehr. Tỷ lệ BN dịch mật có cặn mủ tăng dần từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5. 45 BN được rút Kehr, ngày rút trung bình là 17,7 ± 5,86 ngày. Kết quả chăm sóc dẫn lưu Kehr: Tốt 60,7%, khá 25%, trung bình 14,3%. Không có tai biến, biến chứng trong quá trình bơm rửa và chăm sóc dẫn lưu Kehr. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử mổ sỏi mật và phương pháp phẫu thuật đến kết quả chăm sóc dẫn lưu Kehr với p < 0,05. Kết luận: Kết quả chăm sóc dẫn lưu Kehr trên BN SĐM chính được phẫu thuật mở OMC lấy sỏi phần lớn là tốt. Kết quả chăm sóc dẫn lưu Kehr liên quan chặt chẽ đến tiền sử mổ sỏi mật và phương pháp phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sỏi đường mật, Dẫn lưu Kehr, Mở ống mật chủ lấy sỏi
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Tuấn Anh (2008). Nghiên cứu kỹ thuật dẫn lưu mật xuyên gan qua da trong điều trị SĐM. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2008). Chăm sóc người bệnh mổ sỏi mật. Nhà Xuất bản Giáo dục. Bộ Y tế.
4. Nguyễn Hoàng Bắc (2006). Khâu kín OMC thì đầu trong phẫu thuật điều trị SĐM chính qua ngả nội soi ổ bụng. Y học TP. Hồ Chí Minh; 10 (3):136-140.
5. Tazuma S. (2006). Epidemiology, pathogenesis, and classification of biliary stones (common bile duct and intrahepatic).
6. Ngô Đắc Sáng (2008). Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị SĐM chính bằng phẫu thuật mở OMC lấy sỏi khâu kín kỳ đầu. Luận văn Thạc sĩ Y học. Học Viện Quân y.
7. Văn Tần (2009). Chuyển hóa mật. Bệnh học gan mật tụy. Nhà Xuất bản Y học; 40-45.