NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE MÁU TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của độ thanh thải lactate máu trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân (BN) sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích so sánh giữa các nhóm BN trên 92 BN SNK được chẩn đoán theo Sepsis 3-2016, định lượng lactate máu thời điểm nhập viện, 12 giờ và 24 giờ sau đó, theo dõi đến khi ổn định hoặc tử vong từ tháng 02 - 12/2024 tại Khoa Hồi sức Nội, Bệnh viện Quân y 103. Độ thanh thải lactate máu được tính theo công thức = (lactate ban đầu - lactate thời điểm khảo sát) x 100%/lactate ban đầu. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 52,2%. Lactate máu lúc nhập viện, sau 12 và 24 giờ tương ứng là 4,8 ± 3,4 mmol/L; 3,9 ± 2,9 mmol/L và 3,0 ± 2,9 mmol/L. Độ thanh thải lactate máu thời điểm 12 giờ, 24 giờ tương ứng là 10,1 ± 5,6% và 5,1 ± 11,4%. Độ thanh thải lactate ở nhóm sống cao hơn nhóm tử vong (p < 0,05). Độ thanh thải lactate máu thời điểm 12 giờ và 24 giờ sau nhập viện có giá trị trong tiên lượng tử vong, tương ứng với AUC là 0,64 (điểm cắt 17,8, độ nhạy 62,5%, độ đặc hiệu 69,4%) và 0,77 (điểm cắt 15,6, độ nhạy 79,2%, độ đặc hiệu 61,1%), p < 0,05. Kết luận: Độ thanh thải lactate máu thời điểm 12 giờ và 24 giờ sau nhập viện có giá trị trong tiên lượng tử vong ở BN SNK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lactate máu, Độ thanh thải lactate, Sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Vincent JL, Quintairos ESA, Couto L Jr, et al. The value of blood lactate kinetics in critically ill patients: A systematic review. Crit Care. 2016; 20:257. 20160813. DOI: 10.1186/s13054- 016-1403-5.
3. De Vries HMBD, Simone E. BSc, Boer, Christa PhD. Lactate clearance as a predictor of mortality. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 2014; 77(1):183. DOI: 10.1097/TA.0000000000000252.
4. Trần Văn Tùng, Phạm Thái Dũng và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Trung tâm Hồi sức cấp cứu - chống độc, Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2023; 48(3):75-83.
5. Đỗ Mạnh Hùng. Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số đông máu và mối tương quan với mức đô nặng của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Bác sĩ nội trú, Học viện Quân y. 2022.
6. Nguyễn Thành Luân và cộng sự. Sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024; 186(1):208-215.
7. Đoàn Đức Nhân, Danh Minh Sung và cộng sự. Vai trò của độ thanh thải lactate trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; 69:106-112.
8. Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự. Nghiên cứu khả năng tiên lượng của lactat huyết thanh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết người lớn. Truyền nhiễm Việt Nam. 2023; Số đặc biệt 02(42):33-40.
9. Lee SG, Song J, Park DW, et al. Prognostic value of lactate levels and lactate clearance in sepsis and septic shock with initial hyperlactatemia: A retrospective cohort study according to the Sepsis-3 definitions. Medicine (Baltimore) 2021; 100:e24835. DOI: 10.1097/MD.0000000000024835.
10. Ryan C Arnold 1 NIS, Alan E Jones, Christa Schorr, Jennifer Pope, Elisabeth Casner, Joseph E Parrillo, R Phillip Dellinger, Stephen Trzeciak. Emergency Medicine Shock Research Network (EMShockNet) Investigators. Multicenter study of early lactate clearance as a determinant of survival in patients with presumed sepsis. Shock. 2009; 32(1):35-39.