CHUYỂN NẠP CÁC CẤU TRÚC PLASMID VÀ MINICIRCLE SLEEPING BEAUTY VÀO TẾ BÀO LYMPHO T BẰNG CÔNG NGHỆ NUCLEOFECTOR

Cấn Văn Mão1, , Ngô Thu Hằng1
1 Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chuyển nạp các cấu trúc plasmid và minicircle Sleeping Beauty (SB) trong chuyển nạp thụ thể kháng nguyên chimeric (Chimeric Antigen Receptor - CAR) vào tế bào T bằng công nghệ Nucleofector. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu máu tươi được xử lý và tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi (Peripheral Blood Mononuclear Cells - PBMC) rồi đếm tế bào và phân tích bằng flow cytometry, sau đó chuyển nạp plasmid và minicircle tạo CAR-T tương ứng. Cuối cùng, đánh giá hiệu quả chuyển nạp bằng phân tích flow cytometry. Kết quả: Hiệu suất chuyển nạp của cấu trúc plasmid CAR-T CD19RCD137/pSB thế hệ 2 (25,88%) cao hơn cấu trúc CAR-T iCasp9-IL15/pSB thế hệ 4 (14,72%), cấu trúc minicircle CAR-T CD19RCD137/pSB (35,12%) cao hơn CAR-T iCasp9-IL15/pSB (23,48%) với p < 0,05. Tỷ lệ tế bào sống sau chuyển nạp của CAR-T CD19RCD137/pSB thế hệ 2 (48,9%) cao hơn so với CAR-T iCasp9-IL15/pSB thế hệ 4 (25,4%), minicircle CAR-T CD19RCD137/pSB (35,12%) cao hơn CAR-T iCasp9-IL15/pSB (23,48%) với p < 0,05. Sự tăng sinh của tế bào (4 ngày) với IL-2 (100 U/mL) chứng minh quần thể PBMC vẫn giữ được chức năng sau quá trình chuyển nạp. Kết luận: Đã chuyển nạp và tạo thành công khối tế bào CAR-T dựa trên các cấu trúc plasmid và minicircle thế hệ 2 và 4, tạo nền tảng cho các thí nghiệm tăng sinh và đánh giá chức năng tế bào T.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lesueur LL, Mir LM, André FM. Overcoming the specific toxicity of large plasmids electrotransfer in primary cells in vitro. Molecular Therapy Nucleic Acids. 2016; 5.
2. Aiuti A, Biasco L, Scaramuzza S, et al. Lentiviral hematopoietic stem cell gene therapy in patients with Wiskott-Aldrich syndrome. Science. 2013; 341(6148):1233151.
3. Biffi A, Montini E, Lorioli L, et al. Lentiviral hematopoietic stem cell gene therapy benefits metachromatic leukodystrophy. Science. 2013; 341(6148): 1233158.
4. Hoyos V, Savoldo B, Quintarelli C, et al. Engineering CD19-specific T lymphocytes with interleukin-15 and a suicide gene to enhance their anti-lymphoma/leukemia effects and safety. Leukemia. 2010; 24(6):1160-1170.
5. Hurton LV, Singh H, Najjar AM, et al. Tethered IL-15 augments antitumor activity and promotes a stem-cell memory subset in tumor-specific T cells. Proceedings of the National Academy of Sciences. 2016; 113(48):E7788-E7797.