NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA TẠO KHỐI TẾ BÀO CAR-T

Ngô Thu Hằng1, Cấn Văn Mão1,
1 Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tối ưu hóa quá trình đồng nuôi cấy tế bào CAR-T và aAPC 1D2 nhằm thu được số lượng và chất lượng tế bào CAR-T cao nhất. Phương pháp nghiên cứu: Tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi (peripheral blood mononuclear cells - PBMC) từ mẫu máu tươi. Sau đó phân tích PBMC bằng máy flow cytometer BD Facslyric. Chuyển nạp cấu trúc CAR vào PBMC bằng máy Amaxa Nucleofector 2b với chương trình T-020. Đồng nuôi cấy CAR-T và aAPC 1D2 theo tỷ lệ 1:2 tế bào CAR-T sống. Phân tích biểu hiện CAR bằng real-time PCR. Kết quả: Ở ngày 7 và ngày 14, số lượng tế bào CAR-T đã tăng sinh lên rất nhiều lần so với ngày thứ 3. Khả năng tăng sinh của hai thế hệ tế bào CAR-T là tương đương nhau ở 14 ngày và có sự khác biệt từ ngày 21. Sau 28 ngày, lượng tế bào CAR-T iCasp9-IL15 (78,62%) thu được nhiều hơn so với CAR-T CD19RCD137 (66,23%), với p > 0,05. Kết quả ở ngày 28 cho thấy ≈ 97% số tế bào CAR-T của cả hai thế hệ biểu hiện CAR trên bề mặt sau tăng sinh. Kết luận: Tế bào CAR-T tăng sinh hiệu quả trong 28 ngày đồng nuôi cấy cùng tế bào trình diện kháng nguyên nhân tạo và IL-2 với 4 lần bổ sung aAPC (ngày 1, 7, 14, 21). 97% tế bào thu nhận được biểu hiện phân tử CAR trên bề mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen L, Flies DBJNri. Molecular mechanisms of T cell co-stimulation and co-inhibition. 2013; 13(4):227-242.
2. Levine BJCgt. (2015). Performance- enhancing drugs: Design and production of redirected chimeric antigen receptor (CAR) T cells. 2015; 22(2):79-84.
3. Deeks SG, Wagner B, Anton PA, et al. A phase II randomized study of HIV-specific T-cell gene therapy in subjects with undetectable plasma viremia on combination antiretroviral therapy. 2002; 5(6):788-797.
4. Vormittag P, Gunn R, Ghorashian S, et al. A guide to manufacturing CAR T cell Therapies. 2018; 53:164-181.
5. Wang H, Du X, Chen WH, et al. Establishment of a quantitative polymerase chain reaction assay for monitoring chimeric antigen receptor T cells in peripheral blood. Transplantation Proceedings. 2018; 50(1):104-109.
6. Locke FL, Neelapu SS, Bartlett NL, et al. Phase 1 results of ZUMA-1: A multicenter study of KTE-C19 anti-CD19 CAR T cell therapy in refractory aggressive lymphoma. 2017; 25(1):285-295.
7. Gargett T, Brown MPJC. Different cytokine and stimulation conditions influence the expansion and immune phenotype of third-generation chimeric antigen receptor T cells specific for tumor antigen GD2. 2015; 17(4):487-495.
8. Singh H, Figliola MJ, Dawson MJ, et al. Manufacture of clinical-grade CD19-specific T cells stably expressing chimeric antigen receptor using Sleeping Beauty system and artificial antigen presenting cells. 2013; 8(5):e64138.